Sinh viên
Trang chủ   >  Tin tức  >   Sinh viên  >  
Tư duy người Việt trẻ
Ngày 19/10/2013, tại trường quay của Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) đã diễn ra chương trình Talk Sinh viên số 5 với chủ đề “Tư duy người Việt trẻ”.

Chương trình là cuộc trò chuyện sôi nổi giữa khách mời là PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái và ThS. Nguyễn Cao Cường (giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV) với khán giả là các bạn sinh viên đến từ nhiều trường đại học.
Các nhân vật trở thành “hiện tượng” của truyền thông trong thời gian qua như Bà Tưng, Ngọc Trinh, Phương Trinh với các phát ngôn và hành động gây sốc đã được đem ra bàn luận, đánh giá và lý giải. Thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái chưa chính thức phản đối hay ủng hộ, nhưng bà thẳng thắn chia sẻ: người Việt Nam sống quá duy cảm, nên họ đánh giá hiện tượng quanh mình bằng chính sự duy cảm ấy. Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đến xã hội Việt Nam đã đem lại nhiều cái khác lạ, trong đó có chính ý thức cá nhân: “Ngọc Trinh chính là điển hình của ý thức cá nhân. Vấn đề cần xem xét ở đây là: ý thức cá nhân đó có ai đồng tình hay không?”.
Qua các ý kiến trao đổi, các vị khách mời đã truyền tải đến khán giả thông điệp: ý thức cá nhân cần phải hòa hợp với môi trường thẩm mĩ của cộng đồng.
Đánh giá về vai trò của truyền thông trong việc góp phần định hướng tư duy giới trẻ, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: “Với việc đưa tin rầm rộ về các “hiện tượng” như Ngọc Trinh, Bà Tưng,truyền thông đã không giải mã được văn hóa Việt Nam một cách tử tế”. Đối với đề thi đưa hiện tượng Bà Tưng, Ngọc Trinh làm đề tài, bà cũng khẳng định: “Đây là một đề thi phản cảm và phản xã hội”.
Khi MC Nguyễn Cường lật ngược vấn đề: liệu PGS có công bằng không khi đánh giá hiện tượng ở giới trẻ bằng con mắt người trung niên, bà cũng thẳn thắn xác nhận: “Có thể là tôi khó tính. Tôi nhìn vấn đề với con mắt người dạy học. Còn với cương vị là cha mẹ, tôi sẽ giáo dục con tôi theo một cách khác”. 
Trao đổi cùng MC Nguyễn Cường về ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới đời sống, PGS.TS Nguyễn Thi Minh Thái cho rằng: Công nghệ thông tin, cụ thể là mạng xã hội ra sao là tùy thuộc vào tính cách dân tộc. Người Việt Nam thích công nghệ thông tin và ứng dụng nó rất nhanh. Mạng xã hội có mặt khỏe mạnh và không khỏe mạnh của nó:“Có nhiều người đối xử với mạng xã hội rất tử tế. Nhưng việc người ta tự cho mình quyền muốn làm gì cũng được trên mạng xã hội thì mạng xã hội ở Việt Nam đang có nguy cơ biến thành một bãi rác”.
Để truyền thông hoàn thành đúng trách nhiệm của mình trong việc định hướng lối sống cho giới trẻ, PGS.  Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: “Các nhà báo cần có vốn liếng cơ bản để giải mã văn hóa Việt. Và học vốn liếng đó ở cái cách tổ tiên ta sáng tạo ra các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể”.
Một nhận định sâu sắc về sự tự do của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nhận được sự đồng tình của khán giả tại trường quay khi bà cho rằng: “Sự tự do là không đi ngược chiều gió. Sự tự do thông minh là sự nhận thức được cái tất yếu”.

 Lê Nhung - VNU USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   |