Sinh viên
Trang chủ   >  Tin tức  >   Sinh viên  >  
Facebook lợi bất cập hại
Không thể không thừa nhận những mặt tích cực của mạng xã hội Facebook đem lại cho cuộc sống khi thời buổi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ từng ngày. Nhưng bên cạnh đó, Facebook cũng có không ít những mặt hạn chế.

Facebook bá chủ của thời gian
“Facebook chiếm bao nhiêu thời gian mỗi ngày của bạn ?”, câu hỏi cũng rất dễ trả lời. Dù bạn đang làm gì, dù có bận đến mấy đi chăng nữa thì ai cũng cố gắng dành một khoảng thời gian nhất định để online facbook, cái được gọi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Chỉ cần một máy tính xách tay, thậm chí nhỏ gọn hơn là chiếc điện thoại di động có kết nối Internet cũng có thể đăng nhập vào tài khoản Facebook. “Chỉ bằng một cú click chuột trong vài giây bạn có thể đăng nhập vào tài khoản, một thế giới hoàn toàn khác được mở ra. Thế giới đó chỉ có bạn ngồi đối diện với một thế giới ảo trên đó có những con người có thể là bạn bè mình, thậm chí có những người mà mình chưa gặp bao giờ”, bạn Nguyễn Thị Bình, Sư phạm Sử, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN chia sẻ.
Đa phần người sử dụng Facebook là giới trẻ, trong đó có không ít sinh viên. Số ít sinh viên sau khi hoàn thành việc học trên giảng đường tranh thủ làm thêm hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác, tuy nhiên, con số đó còn khá khiêm tốn. Số còn lại chọn cách bán thời gian cho việc ăn, ngủ, đi chơi và ngồi tán gẫu trên Facebook. Bạn Trẩn Thị Nhẫn, sinh viên Khoa Báo chí – Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV cho biết: “Ngoài giờ học mình không có việc gì làm, không đi chơi với bạn bè thì chỉ online Facebook, cách bán thời gian hiệu quả nhất. Mình ngồi ba tiếng để lên Facebook, có khi tới năm, sáu tiếng một ngày rảnh lúc nào lên lúc đó, không ngày nào là không vào, nó giống như một phần của cuộc sống sinh viên”.
Bạn Bàng Thị Mơ, sinh viên Khoa Báo chí – Truyền thông cũng không là ngoại lệ. Mơ chia sẻ: “Mỗi ngày mình giành một khoảng thời gian riêng để online facebook, thường là năm hoặc bảy tiếng, có lúc nhiều hơn, nhiều lúc không kiểm soát được nhiều lúc thức thâu đêm từ 11h đêm đến 4h sáng hôm sau. Mình thử nhiều cách hạn chế nhưng vẫn không sao làm được”.
Thử làm một phép tính đơn giản một ngày giành 5-7 tiếng chỉ để lên Facebook còn lại 17 đến 19 tiếng cho sinh hoạt hàng ngày, Facebook cứ như thế, chiếm phần lớn thời gian của bạn. Nó lấy đi bao nhiêu thứ của bạn chứ không phải chỉ là thời gian, nếu dùng thời gian đó cho việc khác thì chắc chắn bạn sẽ làm được nhiều việc có ích.
Facebook con dao hai lưỡi
Bên cạnh những mặt tích cực đem lại, Facebook cũng có không ít những mặt hạn chế, tác động tới cuộc sống cũng như suy nghĩ của giới trẻ. Tình trạng giành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội này khiến cho các bạn có rất ít, thậm chí là không có thời gian giành cho việc học tập cũng như các công việc khác. Nảy sinh ra việc các bạn sống trong thế giới ảo nhiều hơn là cuộc sống trong thực tại của mình.
“Làm đảo lộn thời gian, khiến mình phụ thuộc vào nó. Một số bạn không kiểm soát được dẫn đến “nghiện”, update mọi thứ liên quan đến sinh hoạt hằng ngày như làm gì, đi đâu, tâm trạng như thế nào, cái nhỏ nhặt cũng đưa lên cập nhật suốt 24/24. Đặc biệt, Facebook là nơi mọi người thích nói gì thì nói không có sự kiểm soát”. Bạn Trẩn Thị Nhẫn cho biết thêm.
Facebook là mạng xã hội không có sự kiểm soát, quản lý cho nên mọi người tự do chia sẻ, bình luận các sự kiện, mổ xẻ phân tích đủ thứ. Cũng chính vì vậy mà mọi thông tin được đẩy lên có thông tin chính xác, đúng sự thật, nhưng cũng có thông tin cần phải xem xét lại. Những clip, hình ảnh thiếu thẩm mỹ cũng được đăng tải và được người sử dụng thiếu hiểu biết chia sẻ, gây ra không ít hậu quả đối với cá nhân có liên quan.
Những tin đồn không có thật liên tiếp được chia sẻ gây ra hiệu ứng không tốt cho xã hội. Một số đối tượng “nghiện” facebook đến mức cuồng like, trong số đó không ít các bạn trẻ, thích gì thì đăng tải lên, nội dung hot, nóng, sốc, cũng được update lên cũng chỉ vì mục đích là câu like. Kèm theo đó là những lời bình luận comment “ẩu”, “bừa” thích gì bình luận đó không có sự cân nhắc, suy nghĩ.
Facebook cũng là nơi để một số cá nhân muốn nổi tiếng trên mạng xã hội đã đăng tải hình ảnh cá nhân gợi cảm, thiếu thẩm mỹ với một cái nick riêng để thu hút sự chú ý của mọi người. Với hiệu ứng đám đông mọi người thi nhau chia sẻ, bình luận, vô tình phát tán lan truyền gây không ít e ngại cho xã hội. Kiểu đánh bóng tên tuổi, PR hình ảnh theo lối đó gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa, lối sống của mọi người nhất là trong giới trẻ.
Cũng chính trên Facebook mọi người cũng có thể lập các nhóm, bên cạnh những nhóm hoạt động tích cực cũng có không ít các nhóm hoạt động lệch chuẩn đăng tải những nội dung thông tin tiêu cực.
Còn rất, rất nhiều hạn chế, mặt trái mà facebook đem lại. Để tránh rơi vào tình trạng này, mỗi người sử dụng, nhất là giới trẻ cần có sự hiểu biết về Facebook, tận dụng những mặt tích cực đồng thời hạn chế những mặt trái của facebook đem lại.
 

 Văn Hùng – Bùi Luyên - CLB Bút trẻ - Khoa Báo chí Truyền thông (VNU-USSH) - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   |