Thông báo
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >  
Thông tin LATS của NCS Vũ Thị Thu Hương

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:Vũ Thị Thu Hương                         2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 28/03/1974                                                            4. Nơi sinh: Hưng Yên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3202/QĐ-SĐH, ngày 8 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án:Xuân Diệu - từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tạo thơ

8. Chuyên ngành:Văn học Việt Nam                                           9. Mã số:62 22 34 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Văn Lân

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án làm rõ quan niệm nghệ thuật và sáng tác của Xuân Diệu luôn có sự nhất quán. Nhiều điểm đến nay vẫn có ý nghĩa tích cực, có điểm đã bị lịch sử vượt qua. Từ đó góp phần vào việc nghiên cứu lý luận về quan niệm sáng tạo thơ trong văn học Việt Nam hiện nay.

Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về thơ Xuân Diệu, nhưng luận án với hướng triển khai mới: tìm hiểu hệ thống quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Những quan niệm nghệ thuật này đã định hướng sáng tác của ông như thế nào ở cả hai chặng đường trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong một chỉnh thể thống nhất. Luận án góp phần khẳng định một hướng nghiên cứu hiệu quả về một tác giả.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Xuân Diệu chân thành trong quan niệm và luôn nghiêm túc trong sáng tạo. Điều đó mang lại cho nhà thơ thành công là chính nhưng không tránh khỏi những hạn chế, bất cập. Nghiên cứu trường hợp Xuân Diệu sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết cho người sáng tạo thơ nói riêng và sáng tạo văn học nghệ thuật nói chung.

Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tác gia Xuân Diệu trong các trường cao đẳng, đại học và cho những độc giả quan tâm.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Văn học Việt Nam hiện đại: tác giả, trào lưu, khuynh hướng, giai đoạn.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Vũ Thị Thu Hương (2002), “Phong cách nghệ sĩ trong phê bình văn học của Xuân Diệu”, Hội nghị khoa học nữ ĐHQGHN lần thứ 7, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.372-383.

2. Vũ Thị Thu Hương (2002), “Một nét phong cách phê bình văn học của Xuân Diệu: luôn gắn bó với cây đời”, Hội nghị khoa học các nhà khoa học trẻ ĐHQGHN, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.249-257.

3. Vũ Thị Thu Hương (2003), “Xuân Diệu và ngôn ngữ phê bình thơ”, Hội nghị khoa học nữ ĐHQGHN lần thứ 8, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.181-188.

4. Vũ Thị Thu Hương (2013), “Đọc lại Tiếng Thơ - nghĩ về công việc bình thơ của Xuân Diệu”, Tạp chí Tản Viên Sơn - Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (12), tr.60-62.

5. Vũ Thị Thu Hương (2014), “Xuân Diệu với các nhà thơ trẻ”, Tạp chí Diễn đàn Văn học nghệ thuật Việt Nam (4), tr.20-25.

6. Vũ Thị Thu Hương (2014), “Xuân Diệu với phong trào sáng tác thơ ca của bộ đội”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (3), tr.98-101.

7. Vũ Thị Thu Hương (2014), “Xuân Diệu với các cuộc thi thơ”, Tạp chí Tản Viên Sơn - Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (4), tr.61-64.

8. Vũ Thị Thu Hương (2016), “Quan niệm của Xuân Diệu về nhà thơ”, Tạp chí Tản Viên Sơn - Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (1), tr.56-59.

9. Vũ Thị Thu Hương (2016), “Nhịp điệu trong thơ Xuân Diệu”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (2), tr.86-89.

10. Vũ Thị Thu Hương (2016), “Tìm hiểu thơ Xuân Diệu qua nghệ thuật sáng tạo tứ thơ”, Tạp chí Giáo dục (5), tr.34-37.

11. Vũ Thị Thu Hương (2016), “Quan niệm của Xuân Diệu về sáng tạo thơ”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (10), tr.112-117.

Xem bản thông tin tiếng Anh

 Cầm Tài - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   |