Thông báo
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >  
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Phương Anh

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Anh   2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:     22/7/1973                                                 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh số: 4642/QĐ – ĐHQG, ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không

7. Tên đề tài luận án: Không gian văn hóa người Việt đồng bằng Bắc Bộ qua tư liệu ca dao, tục ngữ

8. Chuyên ngành: Việt Nam học                                     9. Mã số: 62220113

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Vũ Minh Giang       

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Áp dụng phương pháp phân tích định lượng để lượng hóa thông tin định tính và qua các chỉ số thống kê có thể thấy được sự tác động ngoại cảnh cùng với mức độ quan tâm của cư dân đến các yếu tố khác nhau trong đời sống văn hóa của người Việt đồng bằng Bắc Bộ.

- Kết quả nghiên cứu, góp phần nhận diện sâu sắc hơn đặc trưng văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu  có thể áp dụng vào việc giảng dạy, nghiên cứu không gian văn hóa đồng bằng Bắc Bộ qua khai thác tư liệu văn học dân gian nói riêng và hướng tiếp cận liên ngành Khu vực học nói chung.

- Luận án đã phát hiện ra nhiều điểm mới về sự tác động của môi trường đến đời sống gia đình, cộng đồng và tính cách của cư dân đồng bằng Bắc Bộ.

- Luận án không chỉ khẳng định bằng con số thống kê về nhiều đặc điểm văn hóa và tính cách người Việt đồng bằng Bắc Bộ mà còn chỉ ra nhiều điểm mới mẻ như thái độ thân thiện với thiên nhiên hay tính cách lãng mạn, sự tinh tế… của người Việt đồng bằng Bắc Bộ. Điều mà trước đây ít người nghĩ tới khi nói về những người nông dân lam lũ, chân lấm tay bùn.

- Những kết quả nghiên cứu thể hiện trong luận án còn góp phần nhận diện được đầy đủ và sâu sắc hơn “sức mạnh mềm” của dân tộc để từ đó có thể biến tất cả những gì mình có thành lợi thế cạnh tranh quốc tế, điều đang rất cần trong thời kỳ chủ động hội nhập toàn diện với thế giới.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Hệ thống tư liệu của luận án có thể sử dụng vào việc biên soạn từ điển điện tử ca dao, tục ngữ về không gian văn hóa người Việt đồng bằng Bắc Bộ.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

-  Nghiên cứu cơ bản về lý thuyết, phương pháp, mô hình tổ chức nghiên cứu khu vực học (Area studies) phục vụ phát triển bền vững các vùng miền ở Việt Nam;

-  Nghiên cứu định hướng ứng dụng về các không gian văn hóa - không gian phát triển nhằm cung cấp đầu vào cho quá trình chính sách phục vụ qui hoạch, lãnh đạo quản lý ở các địa phương và các ngành;

-  Triển khai những nghiên cứu cơ bản chuyên sâu về lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ … của Việt Nam theo hướng tiếp cận liên ngành ở các khu vực đồng bằng của Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu là đồng bằng Bắc Bộ.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):

[1]  Nguyễn Thị Phương Anh (2013), Cách giải thích nghĩa của thành ngữ, tục ngữ cho người nước ngoài học tiếng Việt; Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập”, tr. 70.

[2] Nguyễn Thị Phương Anh (2014), Văn hóa ẩm thực của người Việt đồng bằng Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Những phương diện văn hóa truyền thống, tr. 489-504.

 [3] Nguyễn Thị Phương Anh (2015) Tri thức dân gian về ẩm thực của người Việt đồng bằng Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ; Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn, ISSN 0866- 8612, số 2, tr. 39 - 52.

[4]  Nguyễn Thị Phương Anh (2015), Hoạt động “đi lại” của người Việt đồng bằng Bắc Bộ qua tư liệu ca dao, tục ngữ; Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ: Nghiên cứu liên ngành trong KHXH&NV - Tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, tr. 494-502.

[5] Nguyễn Thị Phương Anh (2015) Yếu tố “Nước” trong đời sống văn hóa của người Tày - Thái cổ qua Văn học dân gian (ca dao, tục ngữ); Kỷ yếu: Cộng đồng Thái – Kadai Việt Nam: những vấn đề phát triển bền vững, Nxb Thế giới, tr. 163-174.

 [6]  Nguyễn Thị Phương Anh (2016), Môi trường sông nước trong đời sống văn hóa của  người Việt đồng bằng Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ; Tạp chí chuyên ngành nghiên cứu Văn hóa học, ISSN 1859- 4859, số 6 (22), tr. 48 - 58. 

[7]  Nguyễn Thị Phương Anh (2016) Vận dụng SWOT vào phân tích một số đặc trưng văn hóa người Việt qua tư liệu ca dao, tục ngữ, Hội thảo khoa học NCS lần thứ I, 2016, Viện VNH &KHPT, tr. 10-37.

[8]  Nguyễn Thị Phương Anh (2016), Ứng xử với thiên nhiên trong lao động sản xuất của cư dân đồng bằng Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ. Kỷ yếu hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5, tr.170.

Thông tin LATS bằng tiếng Anh

 Cầm Tài - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   |