Thông báo
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >  
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Minh Trâm

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:  Nguyễn Thị Minh Trâm                              2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15.06.1984                                                                        4. Nơi sinh: Quảng Ninh.

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1502/SĐH của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 08 tháng 11 năm 2011.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thêm 02 năm.

7. Tên đề tài luận án: Designing a Competency-based English Oral Communication Course for Vietnamese Undergraduate Business Administration Students (Thiết kế khoá học giao tiếp nói tiếng Anh dựa trên đường hướng năng lực cho sinh viên Quản trị Kinh doanh ở Việt Nam)

8. Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp giảng dạy                               9. Mã số: 62140111

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Cán bộ hướng dẫn 1:  PGS.TS. Nguyễn Phương Nga

Cán bộ hướng dẫn 2:   TS. Tô Thị Thu Hương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án mô tả một bức tranh tổng quát về nghiên cứu quá trình thiết kế một khóa học (KH) giao tiếp nói bằng tiếng Anh (GTNTA) cho sinh viên Quản trị kinh doanh (QTKD) dựa trên đường hướng năng lực bao gồm toàn bộ quá trình từ nghiên cứu về nhu cầu (NCNC) đến đánh giá thiết kế KH, nghiên cứu thí điểm, ứng dụng và đánh giá mức độ hiệu quả KH. Cụ thể, một khung thiết kế chung cho KH GTNTA dựa trên đường hướng năng lực với kế hoạch học tập được xây dựng dưới ánh sáng của lý thuyết văn hóa-xã hội (LTVHXH) và khung cho thiết kế phần kiểm tra, đánh giá của KH đã được đề xuất cho người thiết kế chương trình ESP và giáo viên.

Dữ liệu được lấy từ hai giai đoạn chính của nghiên cứu bao gồm: gian đoạn một về xây dựng KH và giai đoạn hai tập trung đánh giá KH. Giai đoạn một gồm ba bước: NCNC, đánh giá thiết kế KH và nghiên cứu thí điểm. Trong bước một - NCNC, các kết quả của các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc đã được tiến hành với tất cả các bên liên quan để xây dựng danh mục các năng lực GTNTA cần thiết nhất cho sinh viên QTKD. Khóa học sau khi được thiết kế dựa trên kết quả của NCNC đã được kiểm định bởi các giáo viên ngôn ngữ mà đã tham gia cuộc phỏng vấn bán cấu trúc để điều chỉnh. Sau đó, khóa học được tiếp tục điều chỉnh sau khi thử nghiệm ba bài đầu tiên mà được dự giờ bởi một giáo viên khác. Trong giai đoạn hai, nhiều công cụ khác nhau đã được sử dụng để đảm bảo tính khách quan của kết quả. Bài kiểm tra đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ đã thực hiện. Sinh viên tự đánh giá sau mỗi bài thi và bài học giúp các giáo viên cũng như người thiết kế chương trình cập nhật thường xuyên về quan điểm của sinh viên để có sự điều chỉnh cần thiết. Vào cuối khóa học, phỏng vấn theo nhóm được thực hiện nhằm khám phá quan điểm của sinh viên để làm rõ các kết quả từ bảng câu hỏi điều tra cuối khóa. Trong quá trình đánh giá sau thực tập, những sinh viên QTKD sử dụng GTNTA khi thực tập và giám sát viên của họ đã được mời để hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát nhằm đánh giá kết quả khóa học từ quan điểm làm việc thực tế.

Kết quả định tính và định lượng của quá trình đánh giá khóa học trong các giai đoạn khác nhau như trước, trong, cuối KH và đánh giá sau thực tập chỉ ra các kết quả và quan điểm tích cực đối với KH được thiết kế, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các công cụ nghiên cứu và lý thuyết mà có thể hỗ trợ lẫn nhau trong toàn bộ quá trình thiết kế khóa học.

Tác giả hy vọng rằng những phát hiện từ luận án này sẽ đóng góp vào sự hiểu biết về mặt lý thuyết, phương pháp và thực tiễn. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này hy vọng sẽ cung cấp cho người thiết kế chương trình học ESP khung lý thuyết cho việc thiết kế một khóa học GTNTA dựa trên đường hướng năng lực, đặc biệt là khung thiết kế đánh giá với nhiều phương pháp đánh giá khác nhau và khung cho kế hoạch học tập được soi sáng bởi lý thuyết văn hóa-xã hội (LTVHXH). Bên cạnh đó, nghiên cứu này có thể giúp làm phong phú thêm lý thuyết về thiết kế KH không chỉ dựa trên quan điểm học thuật (giáo viên, sinh viên) mà còn tất cả các bên liên quan (người sử dụng lao động và sinh viên tốt nghiệp) để giúp KH gắn kết với yêu cầu nơi làm việc. Cuối cùng, đánh giá sau thời gian thực tập với sinh viên và giám sát viên của họ trong quá trình thực tập hy vọng có thể đóng góp vào lý thuyết và thực hành của việc đánh giá các khóa học. Về mặt phương pháp, nghiên cứu này có thể góp phần vào việc ứng dụng sáng tạo các phương pháp hỗn hợp cho quy trình thu thập dữ liệu để thiết kế một khóa học.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Việc áp dụng đường hướng năng lực với các đặc tính như yêu cầu đầu ra được làm rõ ngay từ đầu khóa học và tập trung vào thực hành mỗi năng lực với các hoạt động khác nhau đã đóng một vai trò then chốt trong việc tạo điều kiện cho các sinh viên đạt được kết quả trên. Tiếp theo, nhiều phương pháp đánh giá khác nhau là cần thiết và có lợi để áp dụng trong một khóa học dựa trên đường hướng năng lực vì các dữ liệu phong phú thu được từ việc đánh giá cho phép giáo viên phân tích và xác định các quá trình đạt được kết quả. Bên cạnh đó, việc áp dụng LTVHXH nhằm hỗ trợ sự hiểu biết về hợp tác để tạo ra một môi trường học tập khích lệ, trong đó cả người học có năng lực hơn hoặc kém đều có thể hưởng lợi. Hơn nữa, việc áp dụng các công nghệ như video, ghi âm giọng nói sử dụng phần mềm, thảo luận nhóm trực tuyến, và lưu trữ trực tuyến của các bài tập hàng tuần có thể hữu ích cho việc chuẩn bị các học viên có năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển của thế kỷ 21. Cuối cùng, việc đánh giá khóa học trong nghiên cứu này với các bước khác nhau và đặc biệt là sau khi thực tập đóng góp vào thực tiễn của quá trình đánh giá khóa học ESP để đảm bảo tính khách quan của đánh giá và tính thực tế của khóa học.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có thể, luận án sẽ mở rộng thêm hướng nghiên cứu: tăng số lượng trường đại học có khóa ESP cho sinh viên QTKD; nhiều nhóm sinh viên QTKD tham gia vào quá trình ứng dụng KH; nghiên cứu thí nghiệm với một nhóm thực nghiệm và một nhóm kiểm soát để làm nổi kết quả của việc ứng dụng KH; ghi âm buổi học nhằm phục vụ cho phân tích diễn ngôn để làm nổi việc dùng LTVHXH trong các tương tác lớp học; và cuối cùng, thiết kế một KH giao tiếp tập trung vào viết tiếng Anh cho sinh viên QTKD.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Nguyen, T. M. T. (2010). “Appropriate classroom activities for effective teaching of business English speaking skill necessary for Vietnamese businessmen”. Journal of Science 26(4), 257-261.

2. Nguyen, T. M. T. (2014). “Designing an oral communication for Business English undergraduates” In Abstracts of Presentation at “Critical Competencies for the 21st century language classroom- 49th RELC International Seminar”. Singapore: SEAMEO Regional Language Centre.

3. Nguyen, T. M. T. (2016). “Necessary English competencies in oral communication for Business Administration graduates to work effectively: A workplace reflection”. Journal of Science 32(2), 65-74.

4. Nguyen, T. M. T. (2016). “Designing an English oral communication course for undergraduate Business Administration students at a university in Northern Vietnam”. Journal of Science 32(4).

Thông tin LATS bằng tiếng Anh

 Thùy Vân - VNU ULIS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   |