Thông báo
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >  
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Bích Thủy
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phương thức chuyển dịch hàm ý trong câu hỏi từ tiếng Đức sang tiếng Việt (dựa trên cứ liệu dịch phẩm văn học)

Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Bích Thủy                   2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14/08/1978                                                  4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu,        9. Mã số: 62 22 02 41

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lâm Quang Đông, TS. Lê Tuyết Nga

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án (ko quá 1 trang)

- Theo khảo sát, có bốn nhóm cơ chế tạo hàm ý quy ước trong câu hỏi tiếng Đức là: diễn đạt trực chỉ diễn ngôn, thực từ chỉ thái độ của người nói, diễn đạt trực chỉ xã hội và cú pháp; các cơ chế tạo hàm ý hội thoại gồm tuân theo và vi phạm nguyên tắc cộng tác và phương châm hội thoại, trong đó chủ yếu vi phạm phương châm về Chất.

- Ba nhóm nghĩa xuất hiện thông qua các cơ chế trên là: kỳ vọng hoặc gợi ý của người nói đối với người nghe; thái độ của người nói đối với người nghe/ người thứ ba; thái độ của người nói đối với điều được nói ra.

- Các phương thức dịch hàm ý bao gồm: dùng trợ từ/ phó từ/ liên từ/ thán từ, chuyển đổi ngữ nghĩa, chuyển đổi ngữ pháp, dịch câu hỏi không dùng đại từ nghi vấn/ phó từ hỏi/ tác tử hỏi và dịch nguyên văn.

- Theo hai tiêu chí mà luận án đã đề ra để phê bình dịch thuật là hàm ý và chuẩn mực ngôn ngữ, hai bản dịch được khảo sát trong luận án đều nhận được kết quả đánh giá tích cực, cả từ phía người nghiên cứu, từ chuyên gia dịch thuật cũng như các nghiệm viên.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiến (nếu có):

Những kết quả nghiên có thể được dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích đối với công việc biên dịch nói chung và dịch văn học nói riêng. Việc chỉ ra các cơ chế cụ thể tạo hàm ý trong câu hỏi bằng tiếng Đức, đặc biệt là cơ chế tạo hàm ý quy ước, sẽ giúp cho các dịch giả hiểu rõ hơn nội hàm quy ước của các diễn đạt trực chỉ diễn ngôn, các diễn đạt trực chỉ xã hội, v.v., từ đó có thể áp dụng các phương thức dịch phù hợp để truyền tải những hàm ý đó sang tiếng Việt. Kết quả của phần đánh giá các phương án chuyển dịch hàm ý gợi mở một cách đánh giá mới theo hướng thực nghiệm với sự tham gia của độc giả hai ngôn ngữ nguồn và đích. Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu này cũng rất có ý nghĩa với công tác giảng dạy Biên dịch đối với cặp ngôn ngữ Đức - Việt. Giảng viên có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để dạy các học phần Dịch văn học, Phân tích đánh giá bản dịch, v.v.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

Đề tài có thể mở ra những hướng tiếp theo như sau:

- Nghiên cứu hàm ý và cách dịch hàm ý trong các loại câu khác bằng tiếng Đức sang tiếng Việt

- Khi đánh giá bản dịch: Bên cạnh tiêu chí “hàm ý” và “chuẩn mực ngôn ngữ”, có thể xem xét nhiều khía cạnh khác để có được kết quả phê bình toàn diện, mang tính thuyết phục cao; mời thêm nhiều chuyên gia về dịch thuật tham gia đánh giá bản dịch để có được cái nhìn đa chiều từ nhiều nhóm nghiệm viên đánh giá; phỏng vấn trực tiếp dịch giả để giải đáp một số khúc mắc cũng như hiểu rõ hơn lý do lựa chọn cách xử lý vấn đề phát sinh liên quan tới hàm ý

14. Những công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Lê Thị Bích Thủy (2018), “Thử áp dụng mô hình dịch thuật của Gerzymisch-Arbogast trong việc đánh giá hàm ý của bản dịch Bà lớn về thăm và Bà tỷ phú về thăm quê”, T/c Ngôn ngữ (12), tr. 58-74.

Lê Thị Bích Thủy (2018), “Phương thức chuyển dịch hàm ý trong câu hỏi từ tiếng Đức sang tiếng Việt”, T/c Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34 (6), tr. 111-125.

Lê Thị Bích Thủy (2018), “Hàm ý quy ước trong câu hỏi tiếng Đức - phương thức biểu hiện và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt (Khảo sát tác phẩm “Der Besuch der alten Dame” và các dịch phẩm)”, T/c Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 4 (1b), tr. 107-125.

Lê Thị Bích Thủy (2018), “Giới thiệu một số quan điểm về phê bình dịch thuật của Đức”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Ngôn ngữ học Việt Nam - Những chặng đường phát triển và hội nhập quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông, Đà Nẵng, tr. 981-990.

Lê Thị Bích Thủy (2019), “Phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ học liên ngành (xét ví dụ một đề tài cụ thể)”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia 2019 - Nghiên cứu và Giảng dạy ngoại ngữ, Ngôn ngữ học, Quốc tế học tại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 500-510.

Lê Thị Bích Thủy (2019), “Konversationelle Implikaturen in deutschen Fragen (am Beispiel des Dramas „Der Besuch der alten Dame“)” (Hàm ý hội thoại trong câu hỏi tiếng Đức (dựa trên khảo sát tác phẩm “Bà tỷ phú về thăm quê”), Kỷ yếu Hội thỏa Khoa học Quốc tế lần thứ 5 - Đào tạo tiếng Đức ở Đông (Nam) Á - Phát triển bền vứng và kiểm định chất lượng, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 106-115.

 

 VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   |