Thông báo
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >  
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Lê Hoài Anh
Tên luận án: Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Lê Hoài Anh                       2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/3/1984                                                                  4. Nơi sinh: Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3202/QĐ-SĐH, ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Thay đổi đề tài luận án cho nghiên cứu sinh theo quyết định số 357/QĐ-SĐH ngày 20 tháng 3 năm 2012 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

- Cho phép nghiên cứu sinh tạm ngừng học tập theo quyết định số 720/QĐ-ĐHQGHN ngày 07 tháng 3 năm 2017 của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

- Thời gian học tập của NCS (trả về nơi công tác) theo Quyết định số 1015/QĐ-XHNV ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

7. Tên luận án: Thực trạng tiếp cận và hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội)

8. Chuyên ngành: Xã hội học                             9. Mã số: 62 31 30 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

- GS.TS. Đặng Nguyên Anh

- PGS.TS. Trịnh Văn Tùng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Số lượng trẻ em nhiễm HIV dưới 18 tuổi là 150 trẻ, chiếm 0,68% số lượng người nhiễm HIV còn sống năm 2019. Số trẻ nhiễm HIV tập trung nhiều nhất tại huyện Ba Vì vì đây là nơi có Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 02 thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục cho trẻ em nhiễm HIV tại Hà Nội.

Trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Hà Nội đều có nhu cầu được đi học, mong muốn sâu sắc được đến trường, được tham gia các hoạt động tại trường mà không có bất kỳ sự kỳ thị hay phân biệt đối xử nào bởi đó là cách thức giúp trẻ được học tập, phát triển năng lực, trí tuệ cũng như tương tác với bạn bè, thầy cô, được vui chơi, thoải mái, phòng ngừa sự mặc cảm và khích lệ trẻ cảm thấy bình thường như những trẻ khác.

Tất cả trẻ em nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi trở lên tham gia khảo sát đều đã và đang được đi học, nhưng phần lớn trẻ dưới 6 tuổi lại không được đảm bảo quyền đi nhà trẻ, mẫu giáo. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt trẻ tại Trung tâm 02 gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại, gian nan nhất so với các nhóm trẻ khác để được đến trường. Kết quả cho thấy chỉ có trẻ em nhiễm HIV/AIDS sống tại cộng đồng và trẻ khối THPT sống tại Trung tâm 02 được học tập tại lớp học chung với trẻ không nhiễm HIV/AIDS trong trường học, còn riêng nhóm trẻ khối tiểu học vẫn phải học cách ly tại lớp học riêng tại Trung tâm 02 và trẻ khối THCS phải học lớp học riêng tại trường THCS Yên Bài B.

Quá trình hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS khó khăn hơn  so với trẻ ở nhóm đối chứng, của trẻ nhiễm HIV sống tại Trung tâm 02 hạn chế hơn so với nhóm trẻ sống tại cộng đồng trên nhiều phương diện khác nhau do khác biệt về địa bàn sinh sống, công khai tình trạng HIV, hoàn cảnh gia đình. Kết quả học tập, sự tham gia hoạt động tập thể chung của trẻ em nhiễm HIV/AIDS thấp hơn nhưng những vấn đề tâm lý gặp phải lại nhiều hơn trẻ không nhiễm HIV/AIDS. Độ tuổi, cấp học càng cao thì sự kỳ thị đối với trẻ nhiễm HIV càng giảm.

Nhờ vào những tiến bộ trong y tế giúp sức khoẻ của trẻ em nhiễm HIV/AIDS được cải thiện, sự triển khai mạnh mẽ của hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền học tập, giáo dục của trẻ em nhiễm HIV/AIDS cũng như nhận thức, sự quyết tâm đấu tranh của bố mẹ, người chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AIDS nên quyền tiếp cận giáo dục của các em đã được đảm bảo. Tuy nhiên, có 04 rào cản dẫn đến khó khăn cho quá trình hoà nhập của trẻ em nhiễm HIV tại Hà Nội: bất cập trong triển khai luật pháp, chính sách; những lo lắng, sợ hãi thái quá về nguy cơ lây truyền HIV/AIDS trong trường học của phụ huynh học sinh trẻ không nhiễm HIV/AIDS, thầy cô giáo; đặc điểm hoàn cảnh gia đình, sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ, người chăm sóc cũng như chính sự tự kỳ thị của cha mẹ/người chăm sóc và xuất phát từ đặc thù tình trạng sức khoẻ, yêu cầu chăm sóc y tế, độ tuổi, khu vực sinh sống, tình trạng công khai HIV của trẻ. Vì vậy, càng bảo mật tình trạng nhiễm HIV, trẻ càng được đảm bảo cơ hội tiếp cận và hoà nhập học đường. Độ tuổi, cấp học của trẻ càng tăng thì những khó khăn trong tiếp cận và hoà nhập tại trường học càng giảm. Trẻ sống tại cộng đồng dễ dàng hơn trong đảm bảo quyền học tập và hoà nhập tại trường học.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Làm cơ sở cho quá trình triển khai mô hình dịch vụ chăm sóc hỗ trợ toàn diện cho trẻ em OVC.

- Góp phần vàp báo cáo thực hiện Quyết định 570/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 – 2020.

- Là cơ sở khoa học cho Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội giải quyết triệt để cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm GDLĐXH 02 được học tập hoà nhập tại trường Tiểu học Yên Bài B thay cho việc học chuyên biệt tại Trung tâm.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Định hướng nghề nghiệp cho trẻ em nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội 02 (Ba Vì, Hà Nội)

- Giáo dục SKSS, SKTD cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

- Những vấn đề sức khoẻ tâm thần của trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

Vai trò của công tác xã hội trong việc thực hiện quyền học tập của trẻ em có HIV/AIDS”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về Công tác xã hội và An sinh xã hội” nhân kỷ niệm Ngày Công tác xã hội thế giới lần thứ XV tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (tháng 11/2012), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Kết quả nghiên cứu về nhu cầu của trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Scotland – Chia sẻ bài học kinh nghiệm và khuyến nghị cho Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: “Nâng cao tính chuyên nghiệp CTXH vì mục tiêu phát triển và hội nhập”. NXB Đại học Sư phạm, ISBN 978604540353-2, 2013, trang 368-376

Children with HIV/AIDS and the roles of social work, Journal of Sociology, ISSN 1859-136102/2014, P.37.53, P.54-64.

Tác động của HIV/AIDS đến giáo dục và biện pháp hỗ trợ của công tác xã hội, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế: Công tác xã hội trong trường học – Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển ở Việt Nam, 3/2015, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, trang 223-232

Những yếu tố tác động đến quá trình hoà nhập học đường của trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số 02 Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội; Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội, Volume 63, Issue 9AB, 2018, Số đặc biệt nhân dịp hội thảo “Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục hoà nhập cho người khuyết tật: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” ISSN 2354-1075

Biện pháp can thiệp và hỗ trợ của CTXH trợ giúp trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm bảo trợ xã hội, Tạp chí Dân số và phát triển, 09(197) 2017, ISSN 0868-3506, Trang 28 – 32.

 VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   |