Thông báo
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >  
Thông tin LATS của NCS Hồ Thị Nguyệt Thắng
Tên đề tài luận án: 汉越能性范畴对比研究

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hồ Thị Nguyệt Thắng                     2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 21/5/1986                                                                 4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 283/QĐ-ĐHNN ngày 15/1/2016

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Bổ sung thêm cán bộ hướng dẫn phụ ( theo quyết định số 2327/ QĐ-ĐHNN ngày 23/12/2016

7. Tên đề tài luận án:

汉越能性范畴对比研究

(Đối chiếu phương thức biểu đạt khả năng trong tiếng Hán và tiếng Việt)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc

9. Mã số: 9220204.01          

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

- Cán bộ hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh& TS. Vũ Thị Hà

11. Tóm tắt các kết quả của luận án:

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra một số các kết luận chính như sau:

Phạm trù khả năng bao gồm năm tiểu loại nghĩa như: khả năng[ tự thân], khả năng[ điều kiện], khả năng[ tần suất], khả năng[ được phép] va khả năng[ cho phép].

Trong tiếng Hán và tiếng Việt khi muốn biểu đạt phạm trù khả năng chúng ta có thể sử dụng một trong hai phương thức biểu đạt sau: Phương thức biểu đạt bằng từ vựng và phương thức biểu đạt bằng cấu trúc. Trong phương thức biểu đạt bằng từ vựng của tiếng Trung và tiếng Việt phải kể đến các từ khả năng như: ”,“”,“可以”,“”,“可能”,“大概”,“也许, “có thể”“có lẽ”“sẽ”“biết”“không thể”… Có thể thấy được cả tiếng Hán và tiếng Việt đều có số lượng từ vựng khả năng tương đối nhiều, từ loại đa dạng và phần lớn đều là từ khả năng đa nghĩa, chính vì vậy chúng có thể giữ các chức năng khác nhau trong câu. Trong đó, trợ động từ khả năng được sử dụng với tần suất cao nhất trong cả tiếng Hán và tiếng Việt. Về mặt nghĩa khả năng, giữa các từ khả năng trong nội bộ từng ngôn ngữ và giữa hai ngôn ngữ tồn tại nhiều điểm giao thoa, có trường hợp chúng có thể dùng thay thế cho nhau, hoặc kết hợp với nhau để biểu đạt nghĩa khả năng.

Về phương diện cấu trúc, tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể sử dụng cấu trúc khả năng để biểu đạt phạm trù khả năng. Trong tiếng Hán cấu trúc đó là bổ ngữ khả năng, trong tiếng Việt đó là cấu trúc “ không + V+ (C) +M” ( M là : được/ nổi/ xuể/ xiết/ kịp). Trong phạm vi nghiên cứu của luận án chúng tôi đã tiến hành đối chiếu đặc điểm các thành phần V và C trong nội bộ hai cấu trúc này, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm ngữ pháp và đặc điểm ngữ dụng của hai cấu trúc khả năng trong tiếng Hán và tiếng Việt. Về mặt ngữ nghĩa các cấu trúc khả năng thường dùng để biểu đạt khả năng[ tự thân], khả năng[ điều kiện], đôi khi chúng cũng có thể được dùng để biểu đạt khả năng[ tần suất]. Có thể nói cấu trúc khả năng trong tiếng Việt có đặc điểm kết cấu nội bộ không chặt chẽ như cấu trúc khả năng trong tiếng Hán chính vì vậy khả năng mang tân ngữ, trạng ngữ của nó tương đối linh hoạt so với cấu trúc khả năng của tiếng Hán, tuy nhiên điều này cũng khiến khả năng làm thành phần câu của cấu trúc trong tiếng Việt hạn chế hơn rất nhiều, trong khi cấu trúc khả năng của tiếng Hán có thể làm vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ, thậm chí đôi khi có thể làm chủ ngữ và tân ngữ. Về mặt ngữ dụng, cả hai cấu trúc đều có xu hướng sử dụng hình thức phủ định nhiều hơn hình thức khẳng định. Cấu trúc khả năng trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có một bộ phận đã được từ vựng hóa, tuy nhiên hiện tượng này trong tiếng Hán phổ biến hơn trong tiếng Việt.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu đối chiếu tiếng Hán với tiếng Việt, trước hết là phương thức biểu đạt khả năng.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy tiếng Hán, trước hết là phương thức biểu đạt khả năng.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

   Nghiên cứu lỗi sai và quá trình thụ đắc các phương thức biểu đạt khả năng, bao gồm từ vựng khả năng và cấu trúc khả năng trong tiếng Hán của sinh viên Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. ThS Hồ Thị Nguyệt Thắng(2018) ,Động từ năng nguyện “hui” trong tiếng Hán hiện đại và vấn đề giảng dạy, T/c Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên,tập 188 số 12/3, 2018

2. ThS Hồ Thị Nguyệt Thắng(2018),越南太原大学汉语专业本科生现代汉语可能补语偏误分析及教学对策(Hội thảo khoa học Quốc tế dành cho HVCH & NCS lần thứ nhất), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội: tr594 – tr601 (ISBN 978-604-62-6097-4).

 Lê Hằng
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   |