Thông báo
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >  
Thông tin LATS của NCS Ngân Ngọc Vỹ
Tên đề tài luận án: Quản lí bền vững tài nguyên đất ngập nước dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể.

1.             Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngân Ngọc Vỹ     2.             Giới tính: Nam

3.             Ngày sinh: 11/5/1969                                         4.             Nơi sinh: Cao Bằng

Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 4185/QĐ-ĐT ngày 06/12/2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định số 5339/QĐ-ĐHQGHN ngày 31/12/2015 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian học tập.

Quyết định số 5077/QĐ-ĐHQGHN ngày 29/12/2017 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc xử lý nghiên cứu sinh hết thời gian học tập.

Quyết nghị sửa đổi tên đề tài luận án từ “Quản lí bền vững nguồn tài nguyên đất ngập nước dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể” thành “Quản lí bền vững tài nguyên đất ngập nước dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể” của Hội đồng cấp cơ sở đánh giá luận án tiến sĩ họp ngày 11/01/2020 tại Phòng họp, Viện Tài nguyên và Môi trường, số 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tên đề tài luận án: Quản lí bền vững tài nguyên đất ngập nước dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể.

8. Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững  9. Mã số: Thí điểm

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Lê Diên Dực - Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

TS. Tạ Đình Thi - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tóm tắt kết quả mới của luận án:

Từ việc nghiên cứu đánh giá các mô hình quản lí tài nguyên ĐNN trên thế giới và Việt Nam, kết hợp với việc rà soát, đánh giá chính sách quản lí ĐNN ở trong nước, luận án đã phân tích, làm rõ được cơ sở lý luận về quản lí bền vững tài nguyên ĐNN dựa vào cộng đồng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đặc biệt là khu Ramsar Ba Bể.

Luận án đã vận dụng cách tiếp cận quản lí bảo tồn dựa vào cộng đồng trong phân tích, đánh giá thực trạng quản lí tài nguyên ĐNN tại khu Ramsar Ba Bể.

Luận án đã đề xuất được 6 giải pháp quản lí bền vững ĐNN dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể nhằm khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lí ĐNN theo 5 nguyên tắc quản lí bảo tồn DVCĐ và sử dụng khôn khéo đã được quy định bởi Công ước Ramsar. Bên cạnh đó, mô hình phát triển du lịch DVCĐ là một trong 6 giải pháp được luận án đề xuât như một giải pháp khả thi nhất để quản lí bền vững ĐNN tại khu Ramsar Ba Bể.

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho các cơ quan quản lí nhà nước ở các cấp, đặc biệt là địa phương và cộng đồng tại khu vực nghiên cứu hiểu rõ hơn cơ sở khoa học và thực tiễn của mô hình quản lí bảỏ tồn dựa vào cộng đồng, từ đó áp dụng các giải pháp quản lí bền vững ĐNN, trong có có mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng khu vực hồ Ba Bể.

Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Xem xét thử nghiệm để tiếp tục phát triển nhân rộng mô hình đề xuất nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo việc chia sẻ công bằng lợi ích của cộng đồng và các cộng đồng liên quan, những người trực tiếp, gián tiếp tham gia vào các hoạt động bảo tồn hệ sinh thái ĐNN và phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như sự tham gia của các cộng đồng liên quan vào mô hình đề xuất nói riêng tại địa phương.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án chưa có điều kiện để thử nghiệm và đánh giá đề xuất mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng nhằm quản lí bền vững ĐNN tại khu vực hồ Ba Bể, đồng thời phải thực hiện việc giám sát hoạt động và tính hiệu quả của mô hình. Đây chính là định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo để tiếp nối khoảng trống nghiên cứu trong thời gian tới.

Những công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Ngân Ngọc Vỹ (2015), “Quản lí tài nguyên đất ngập nước hồ Ba Bể – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Số 11, tr. 27-32.

Ngân Ngọc Vỹ (2015), “Tri thức bản địa trong công tác quản lí tài nguyên đất ngập nước khu vực hồ Ba Bể”, Tạp chí Môi trường, Tổng cục Môi trường, Số 7, tr. 31-33.

Ngân Ngọc Vỹ (2019), “Bồi lắng, sạt lở đất đang đe dọa hệ sinh thái và sinh kế của cư dân khu Ramsar Vườn Quốc gia Ba Bể”, Tạp chí Môi trường, Tổng cục Môi trường, Số CD3, tr. 25-27.

Ngân Ngọc Vỹ (2019), “Giải pháp phát triển du lịch, hạn chế tác động đến hệ sinh thái Vườn Quốc gia Ba Bể”, Tạp chí Môi trường, Tổng cục Môi trường, Số 7, tr. 57-58.

Ngân Ngọc Vỹ (2019), “Kinh nghiệm quản lí bền vững đất ngập nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Số 15, tr. 53-54.

 Nguyễn Thị Hà Linh
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   | 356   | 357   | 358   | 359   | 360   | 361   | 362   | 363   | 364   | 365   | 366   | 367   | 368   | 369   | 370   | 371   | 372   | 373   | 374   | 375   | 376   | 377   | 378   | 379   | 380   | 381   | 382   | 383   | 384   | 385   | 386   | 387   | 388   | 389   | 390   | 391   | 392   | 393   | 394   | 395   | 396   | 397   | 398   | 399   | 400   | 401   |