Tin tức
Trang chủ   >  Tin tức  >   Chân dung
GS. Nguyễn Quang Riệu - Nhà khoa học lang thang trên Dải Ngân Hà
GS.TS. Nguyễn Quang Riệu – nhà thiên văn học hàng đầu thế giới đã xa cõi tạm ngày 05/01/2021 tại Pháp ở tuổi 89. Ông là nhà khoa học có nhiều kỉ niệm và hợp tác với ĐHQGHN như đã tham gia tổ chức và giảng dạy các khóa học, hội thảo về môn Vật lý thiên văn, Khí hậu học và môi trường trong nhiều năm. Năm 2010, ĐHQGHN đã trao Bằng Tiến sĩ Danh dự cho Giáo sư Nguyễn Quang Riệu để ghi nhận những thành tựu xuất sắc trong hoạt động khoa học cũng như cho sự phát triển các mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các trường đại học và các tổ chức khoa học Pháp với ĐHQGHN. Cổng thông tin ĐHQGHN trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn Giáo sư của Ths. Nguyễn Đức Phường công tác tại Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, một người cộng tác nhiều năm với GS. Nguyễn Quang Riệu như một nén tâm hương tưởng nhớ đến ông. (12/01/2021)
Nhà ngôn ngữ học Hoàng Thị Châu qua đời ở tuổi 87
GS.TS.NGND Hoàng Thị Châu sinh năm 1934, quê quán Thừa Thiên Huế, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1983-1993) do tuổi cao sức yếu đã từ trần vào hồi 2 giờ 32 phút, ngày 6 tháng 8 năm 2020 (tức ngày 17, tháng Sáu, năm Canh Tý), hưởng thọ 87 tuổi. Cổng Thông tin điện tử ĐHQGHN trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt. Bài viết đã đăng trong cuốn “100 chân dung – Một thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội", xuất bản năm 2006. (07/08/2020)
Yên Lãng nhất cô Châu
“Yên Lãng nhất cô Châu” là lời khẳng định về vị trí số một độc đáo mà “bậc đàn anh” Nguyễn Tài Cẩn dành cho người nữ đồng nghiệp thân thiết của mình. Phảng phất đâu đó, chúng ta bắt gặp sự hóm hỉnh trong lối chơi chữ hai lớp nghĩa và cũng cả sự tinh tế của một đôi mắt hiểu lẽ đời. Hình ảnh đậm chất Đường thi gợi lên sự cô độc của một con thuyền chơi vơi giữa khói sóng mênh mang. Dường như suốt cuộc đời của vị nữ giáo sư ngôn ngữ học Việt Nam đầu tiên này, ít có lúc Bà được trải lòng trọn vẹn. Bà lặng lẽ sống, lặng lẽ suy tư và lặng lẽ cống hiến. Nhưng chẳng phải Goethe đã từng chiêm nghiệm: “Tính cách dựng nên trong bão táp còn Trí tuệ hình thành trong yên tĩnh” đó sao. Có lẽ chính vì có những khoảng lặng ấy mà GS. Hoàng Thị Châu đã gửi tặng học giới và cuộc đời những công trình có giá trị học thuật trên năm mảng nghiên cứu mà suốt hơn 50 năm qua Bà trăn trở tìm tòi và suy ngẫm. (07/08/2020)
Cựu sinh viên Nguyễn Hữu Tuất: FastGo và cuộc đua chiếm lĩnh 40% thị phần gọi xe thông minh
Ra mắt tháng 6/2018, FastGo đang từng bước nỗ lực không chỉ giành lại thị phần trên sân nhà mà còn có tham vọng chiếm lĩnh 40% thị phần gọi xe thông minh. Bên cạnh thị trường Việt Nam, FastGo đang mở rộng hoạt động kinh doanh sang các nước Đông Nam Á và chinh phục các thị trường khó tính như Mỹ, Brazil…  (30/09/2019)
Hạnh phúc là được đứng trên bục giảng
Phan Thị Ngọc Lệ là một gương mặt giảng viên trẻ nổi bật tại Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Xuất sắc bảo vệ luận án tiến sĩ trước thời hạn ở tuổi 29, cô đã được nhà trường khen thưởng. Cuối năm 2018, cô lại vinh dự được trao tặng danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp ĐHQGHN. (01/05/2019)
Đi rồi sẽ thành đường
PGS. TS. Lê Hoàng Sơn - Viện Công nghệ Thông tin, ĐHQGHN - là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2017. Anh hiện là Phó Tổng Biên tập của 2 tạp chí quốc tế uy tín trong danh mục ISI và tham gia Ban Biên tập của nhiều tạp chí quốc tế khác. (29/04/2019)
“Kẻ” liều lĩnh chốn khởi nghiệp
Trở thành “cái gai” trong mắt các đối thủ, Đỗ Tuấn Anh, cựu sinh viên ĐHQGHN, đang làm mọi việc để đưa Appota trở thành công ty phát triển nội dung số trên mobile tầm cỡ thế giới bằng việc áp dụng những thứ mà anh đã trực tiếp trải nghiệm và kiểm chứng tại Google. Nhắc đến Appota, một trong những start-up tiêu biểu nhất trong cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam không thể không nhắc Đỗ Tuấn Anh, người đã đưa công ty từ quy mô nhân viên dưới 10 người trở thành đơn vị phát triển nền tảng di động số một tại Việt Nam với hàng chục triệu khách hàng trên khắp thế giới. (28/04/2019)
Tiến sĩ Đỗ Thị Ngọc Chi - Nữ giảng viên đa tài
Nữ Tiến sĩ Đỗ Thị Ngọc Chi - giáo viên Ngữ văn, cố vấn Đoàn Trường THPT chuyên Ngoại ngữ - ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) là đại diện của tấm gương sáng, hình ảnh đẹp về người thầy tài năng và tâm huyết thời hội nhập. (30/09/2017)
Những ký ức chiến trường của một nhà giáo
Năm 1971, chàng sinh viên Đại học Tổng hợp Phạm Thành Hưng cùng bạn bè “xếp bút nghiên” lên đường tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở chiến trường Quảng Trị. Hơn 40 năm đã trôi qua, ông vẫn tự nhắc mình không nên “ăn mày dĩ vãng”, cố xóa đi nỗi ám ảnh chiến tranh, hướng tới tương lai. (30/04/2017)
TS. Phạm Bảo Yên: “Áp suất tạo ra kim cương”
Đó là câu châm ngôn yêu thích của TS. Phạm Bảo Yên - Giảng viên, Nhà khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Là người luôn cố gắng trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, vừa qua, TS. Phạm Bảo Yên đã được ĐHQGHN vinh danh là một trong 9 nhà khoa học nữ tiềm năng năm 2017. (28/03/2017)
Các gương mặt nhà khoa học nữ tiêu biểu Khoa Y Dược
Khoa Y Dược là đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc ĐHQGHN có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển ứng dụng chuyển giao công nghệ Y Dược.  (09/03/2017)
Các cán bộ khoa học nữ có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc
Nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2017, Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ đã bầu chọn một số gương mặt cán bộ nữ có thành tích nghiên cứu khoa học tiêu biểu của ĐHQGHN.  (08/03/2017)
TS. Vũ Thị Thanh Nhã (Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN)
TS. Vũ Thị Thanh Nhã hiện là Trưởng khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN. (08/03/2017)
TS. Nguyễn Thị Hương Liên (Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN)
TS. Nguyễn Thị Hương Liên sinh năm 1978, hiện là Chủ nhiệm Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội.  (06/03/2017)
TS. Lê Thị Hiên (Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN)
TS. Lê Thị Hiên, giảng viên bộ môn Công nghệ Nano sinh học, Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN là một trong chín nhà khoa học nữ được ĐHQGHN trao giải thưởng “Nhà khoa học nữ tiềm năng năm 2017”. Đề tài “Nghiên cứu chế tạo hệ vật liệu nano sinh học ứng dụng trong hệ thống phân phối kiểm soát các hóa chất nông nghiệp” của chị là một trong ba đề tài được ĐHQGHN xét chọn để tài trợ nghiên cứu trong năm nay.  (06/03/2017)
PGS.TS Chu Ngọc Châu (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN)
PGS.TS Chu Ngọc Châu sinh năm 1979 tại Hà Nội. Tốt nghiệp cử nhân Hóa học năm 2001 tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, sau đó chị nhận được học bổng của tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) và học bổng của chính phủ Pháp CNRS cho khóa học thạc sỹ và nghiên cứu sinh tại Đại học Paul Sabatier (Toulouse, Pháp).  (06/03/2017)
TS. Vũ Minh Trang (Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN)
TS. Vũ Minh Trang sinh năm 1984 tại Hà Nội, hiện là giảng viên Khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN.  (06/03/2017)
TS. Nguyễn Thị Xuân Sơn (Khoa Luật, ĐHQGHN)
 (06/03/2017)
TS. Phạm Bảo Yên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN)
TS. Phạm Bảo Yên sinh năm 1982 tại Hà Nội. Hiện chị đang công tác tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.  (06/03/2017)
TS. Nguyễn Thị Phương Dung (Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN)
TS. Nguyễn Thị Phương Dung tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội hệ đại học năm 2004 và hệ thạc sỹ năm 2008. Đến năm 2010, sau một thời gian theo đuổi mơ ước đi học nước ngoài và cũng trải qua nhiều lối rẽ, chị theo học và tốt nghiệp chương trình Tiến sỹ của Trường Cao học Kinh tế và Quản lý - Đại học Tohoku - Thành phố Sendai, Nhật Bản với sự hỗ trợ học bổng của một số tổ chức của Nhật Bản.  (06/03/2017)
Trang :  1  |  2  |  3  |  4  |  5  |  6  |  7  |