Chương trình đào tạo bậc đại học
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo bậc đại học  >  
Đào tạo chuẩn Ngành Hải dương học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN

NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Về kiến thức

Chương trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức về toán, lý, hóa, tin học cũng như các phương pháp tính toán hiện đại để phục vụ trực tiếp cho nghiệp vụ chuyên môn cũng như cho các lĩnh vực khác như: nông nghiệp, giao thông vận tải, hàng hải và quản lý đới bờ v.v.

1.2. Về kỹ năng

Chương trình được xây dựng theo mục tiêu đào tạo diện rộng nhưng có định hướng chuyên ngành (Vật lý biển, Quản lý biển) vừa chú trọng cung cấp các kỹ năng tin học cần thiết để tiếp cận các phương pháp nghiên cứu hiện đại, đảm bảo có thể làm việc ngay sau khi ra trường.

1.3. Về năng lực

Sau khi ra trường sinh viên có đủ năng lực của một cử nhân ngành hải dương có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các trung tâm dự báo và các đài, trạm khí tượng thuộc Bộ tài nguyên và môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thủy sản các tỉnh trong cả nước, phục vụ các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng. Các sinh viên khá giỏi đủ khả năng để đào tạo tiếp ở bậc sau đại học.

1.4. Về thái độ

Đào tạo cử nhân Hải dương học có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe với đủ những kiến thức đại cương và kiến thức chuyên nghiệp chủ yếu của ngành hải dương học để làm việc tại các cơ quan nghiên cứu biển, giảng dạy chuyên nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, dịch vụ nghiên cứu, tư vấn đảm bảo khí tượng thủy văn liên quan tới biển và môi trường biển.

 

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 129 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung:                                                  30 tín chỉ

(Không tính các môn học GDTC và GDQP-AN)

- Khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn:                         04 tín chỉ

+ Tự chọn:                                 04/08 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành:                 37 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ sở ngành:                                          31 tín chỉ

- Khối kiến thức chuyên ngành:                                       22 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                     04 tín chỉ

+ Tự chọn:                                 18/26 tín chỉ

- Khóa luận tốt nghiệp:                                                  05 tín chỉ

 

Khung chương trình đào tạo xin xem tại đây

 

III.

Các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học giảng dạy tại khoa:

GS.TS Trần Tân Tiến, GS.TS Lê Đức Tố, GS.TS Đinh Văn Ưu, GS.TSKH Phạm Văn Ninh, PGS.TS Trần Việt Liễn, PGS.TS Phan Văn Tân, PGS.TS Phạm Văn Huấn, PGS.TS Nguyễn Văn Tuần, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải, PGS.TS Nguyễn Hướng Điền, PGS.TS Kiều Thị Xin, PGS.TS Đoàn Văn Bộ, PGS.TS Cao Đăng Dư.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :