Chương trình đào tạo bậc đại học
Trang chủ   >  ĐÀO TẠO  >   Chương trình đào tạo bậc đại học  >  
Chương trình đào tạo chuẩn ngành Tiếng Trung phiên dịch

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN

NGÀNH TIẾNG TRUNG QUỐC PHIÊN DỊCH

 

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Về kiến thức

 Người học nắm được những kiến thức chung về chính trị xã hội và kiến thức khoa học cơ bản làm nền tảng cho việc tiếp thu những kiến thức chuyên ngành phiên dịch tiếng Trung Quốc.

Người học nắm được khối kiến thức cơ bản về các bình diện của tiếng Trung Quốc (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa…), có tham gia nghiên cứu sâu về các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc. Kết thúc khoá học người học phải đạt trình độ tiếng Trung Quốc tương đương với trình độ HSK cấp 8 của Uỷ ban quốc gia về giảng dạy tiếng Trung Quốc cho người nước ngoài của nhà nước Trung Quốc. Người học có thể sử dụng tiếng Trung Quốc như một công cụ để làm việc hoặc tiếp tục học tập những chuyên ngành đào tạo khác sau khi tốt nghiệp.

1.2. Về kỹ năng

 Người học sử dụng tương đối thành thạo tiếng Trung Quốc trong giao tiếp thông thường và một số chuyên ngành cụ thể bằng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Có khả năng làm công tác biên dịch và phiên dịch trong các cơ quan công tác thuộc các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau. Có kỹ năng thực tiễn về nghiệp vụ phiên dịch, và có thể phát huy vai trò “nhịp cầu ngôn ngữ” giữa người Việt Nam với người nói tiếng Trung Quốc trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

1.3. Về năng lực

 Bồi dưỡng cho người học khả năng tự học tập, tự nghiên cứu để nắm vững kiến thức và nâng cao trình độ của mình, năng lực truyền thụ kiến thức, khả năng thuyết trình, khả năng diễn đạt vấn đề một cách khoa học. Đặc biệt chú ý bồi dưỡng khả năng phản ứng nhanh, khả năng tự chủ trong các tình huống giao tiếp luôn biến đổi, để sau khi tốt nghiệp có thể làm việc độc lập với tư cách là một cán bộ phiên dịch tiếng Trung Quốc ở các cơ quan khác nhau.

1.4. Về thái độ

 Bồi dưỡng những phẩm chất của người cán bộ phiên dịch, tinh thần trách nhiệm đối với công việc chuyên môn và với đồng nghiệp. Có hiểu biết về văn hoá giao tiếp của người Trung Quốc để có thái độ đúng đắn khi giải quyết các công việc chuyên môn có liên quan đến người Trung Quốc. Có ý thức đúng đắn về vị trí vai trò của người làm công tác phiên dịch trong giao tiếp ở cơ quan công tác cũng như ngoài xã hội. Cung cấp những kiến thức nghiệp vụ giúp người học hình thành thái độ hoà nhập với cộng đồng, có lối sống tuân theo những chuẩn mực xã hội và có lập trường rõ ràng trong quan hệ công tác nói chung và quan hệ với người nước ngoài nói riêng.

 

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Tổng số tín chỉ phải tích luỹ:                                    138 tín chỉ, trong đó:

 

- Khối kiến thức chung:

(Không tính các môn học GDTC và GDQP-AN)

 

 

30 tín chỉ

- Khối kiến thức toán và khoa học tự nhiên:

 

 

2 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành:

 

 

11 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ sở của ngành:

 

 

69 tín chỉ

            + Khối kiến thức ngôn ngữ:

 

9 tín chỉ

 

 

+ Bắt buộc

7 tín chỉ

 

 

+ Tự chọn

2/4 tín chỉ

 

            + Khối kiến thức văn hoá:

 

8 tín chỉ

 

 

+ Bắt buộc

6 tín chỉ

 

 

+ Tự chọn

2/4 tín chỉ

 

            + Khối kiến thức tiếng:

 

52 tín chỉ

 

- Khối kiến thức nghiệp vụ ngành:

 

 

18 tín chỉ

- Khối kiến thức thực tập:

 

 

3 tín chỉ

- Khoá luận tốt nghiệp:

 

 

5 tín chỉ

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :