Hệ thống phòng thí nghiệm
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >   Hệ thống phòng thí nghiệm  >  
CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM

1. Phòng thí nghiệm trọng điểm về phát triển năng lượng sinh học cấp ĐHQGHN

2. Phòng thí nghiệm trọng điểm Vật liệu tiên tiến ứng dụng trong Phát triển xanh cấp ĐHQGHN

3. Phòng thí nghiệm trọng điểm về Địa môi trường và Ứng phó Biến đổi khí hậu cấp ĐHQGHN

4. Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ Kiểm định môi trường và An toàn thực phẩm cấp ĐHQGHN

5. Phòng thí nghiệm trọng điểm về khoa học tính toán đa tỉ lệ cho các hệ phức hợp cấp ĐHQGHN

6. Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ micro và nano cấp ĐHQGHN

7. Phòng thí nghiệm trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh

8. Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein cấp Nhà nước

 

 

 

1. Phòng thí nghiệm trọng điểm về phát triển năng lượng sinh học

Giám đốc phòng thí nghiệm: GS.TSKH. Lưu Văn Bôi; GS. Maieda ((Đồng giám đốc))

Hướng nghiên cứu chính

- Hợp tác phát triển công nghệ tiên tiến xây dựng vùng nguyên liệu để sản xuất diesel sinh học

- Phát triển công nghệ tích hợp, kết hợp tách chiết các chất làm thuốc (thực phẩm chức năng) từ hạt các cây lấy dầu

- Phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học

- Pha chế và sử dụng nhiên liệu cho các phương tiện giao thông; nghiên cứu ảnh hưởng của lên các chi tiết động cơ

- Phát triển công nghệ sản xuất hydro hiệu suất cao làm nhiên liệu

- Phát triển công nghệ phụ gia từ acid béo tự do, glycerin phế thải của quá trình sản xuất diesel sinh học -

- 5 từ khóa về hướng nghiên cứu chính: Năng lượng sinh học, nhiên liệu sinh học, sản xuất hydro, chất làm thuốc

Mục tiêu

Ngắn hạn:

- Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trình độ cao, có khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng sinh học;

- Nghiên cứu phát hoàn thiện nghệ tiên tiến lựa chọn giống cấy thích hợp để trồng trên các vùng đất trống, đồi trọc, đất bạc màu, đất hoàn thổ của các vùng khai thác khoảng sản… để tạo vùng nguyên liệu lấy dầu sản xuất diesel sinh học;

- Hoàn thiện công nghệ sạch, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường để sản xuất diesel sinh học có chất lượng đạt chuẩn quốc tế;

- Thử nghiệm dầu diesel sinh học sản xuất được cho các động cơ đốt trong (ô-tô, tàu thủy, tàu hỏa…); xác định hàm lượng và thành phần khí thải từ các loại động cơ sử dụng diesel sinh học và so sánh với diesel dầu mỏ và khảo sát ảnh hưởng của diesel sinh học lên các phụ kiện động cơ;

- Tìm đối tác chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết sản xuất diesel sinh học quy mô 1-3 tấn/ngày và bắt đầu thương mại hóa sản phẩm từ năm 2016.

Dài hạn:

- Nghiên cứu đa đạng hóa các loại cây lấy dầu phù hợp với các vùng dất, vùng khí hậu, tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung, bền vững để sản xuất diesel sinh học;

- Phát triển công nghệ mới, liên tục, hiệu quả kinh tế cao để sản xuất diesel sinh học đạt chất lượng quốc tế;

- Phát triển công nghệ tích hợp - kết hợp sản xuất các hợp chất làm thuốc (hoặc thực phẩm chức năng) với sản xuất diesel sinh học, tạo ra nhiên liệu có giá thành cạnh tranh với diesel dầu mỏ;

- Xây dựng và đề xuất kịch bản mới để phát triển nhiên liệu sinh học ở Việt Nam, hiệu quả kinh tế cao, kết hợp trồng rừng cây đa lợi ích (tạo rừng đầu nguồn, chống lụt bảo, chống sạt lở, đảm bảo an ninh quốc phòng, lấy dầu sản xuất diesel sinh học, tạo thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số;

- Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, tìm đối tác liên doanh, liên kết, từ năm 2017 sản xuất và thương mại hóa diesel sinh học và các sản phẩm đồng hành quy mô 5-10 tấn/ngày.

Sản phẩm chính

- 2000 ha trẩu năng suất cao ở vùng Tây-Bắc và miền Trung.

- 300 ha cây Hồng hoa ở vùng Tây –Bắc; Tây Nguyên và các tỉnh trung du Bác Bộ.

- 300 ha Cây Pongamia Pinatta ở các vùng khai thác khoáng sản Quảng Ninh; vùng Tây Bắc.

- Vitamin E chất lượng làm thức ăn, mỹ phẩm và dược phẩm.

- Phytosterol làm thực phẩm hỗ trợ giảm mở máu, ức chế bệnh ung thư, giảm huyết áp.

- Các Omega acid làm thực phẩm chức năng.

- Công nghệ mới, liên tục sản xuất nhiên liệu sinh học quy mô 3 tấn/ ngày (2016), 5-10 tấn/ ngày.

- Nhiên liệu B5, B10, B20, B50

- Sử dụng nhiên liệu cho các tàu du lịch Vịnh Hạ Long; xe buyt Hà Nội và Tp. HCM; một số tuyến tàu Hỏa.

- Xúc tác nano kim loại kép.

- Công nghệ sử dụng xúc tác nano kim loại kép sản xuất hydro hiệu suất cao. 

- Phụ gia ổn nhiệt cho polime; Chất dẻo hóa cao su và nhựa; Phụ gia giảm nhiệt độ đông đặc cho dầu thô và diesel sinh học; Phụ gia mỹ phẩm, dược phẩm.

 

2. Phòng thí nghiệm trọng điểm Vật liệu tiên tiến ứng dụng trong Phát triển xanh

Giám đốc phòng thí nghiệm: PGS.TS. Nguyễn Văn Nội

Hướng nghiên cứu chính

- Phát triển các vật liệu xúc tác quang hóa vùng khả kiến cấu trúc nano và vật liệu nano composit có khả năng ứng dụng trong thực tiễn xử lý môi trường;

- Phát triển các vật liệu hấp phụ trên cơ sở khoáng sét tự nhiên, phế phẩm công nghiệp và nông nghiệp có khả năng hấp phụ chọn lọc với các chất ô nhiễm, có khả năng ứng dụng trong thực tiễn xử lý môi trường;

- Phát triển các vật liệu tổ hợp, đa chức năng có nguồn gốc từ các khoáng chất sét tự nhiên sẵn có, trữ lượng lớn ở Việt Nam, có khả năng xử lý đồng thời nhiều tác nhân ô nhiễm, ứng dụng trong xử lý môi trường và công nghiệp xanh;

- Nghiên cứu chế tạo các vật liệu xử lý môi trường đặc biệt (hybird –nanocomposite trên cơ sở cacbon nanotube, graphene và các oxit kim loại, vật liệu geopolymer…); vật liệu hấp phụ CO2 có nguồn gốc từ chất thải nông nghiệp và công nghiệp;

- Nghiên cứu phát triển các vật liệu nano có hoạt tính xúc tác chuyển hoá xanh;

- Nghiên cứu cấu trúc, định lượng các vật liệu tiên tiến.

- 5 từ khóa về hướng nghiên cứu chính: Nano composit Xử lý môi trường; Vật liệu hấp phụ, công nghiệp xanh; Chuyển hoá hoá học xanh; Vật liệu tiên tiến.

Mục tiêu

Ngắn hạn:

- Chế tạo và phát triển các vật liệu tiên tiến có khả năng ứng dụng trong công nghệ xử lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường và các quá trình chuyển hóa hóa học xanh.

- Phát huy hiệu quả trang thiết bị và tiềm lực khoa học - công nghệ hiện có, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Dài hạn:

- Tăng cường liên kết, chuyển giao công nghệ với các đối tác trong nước và quốc tế nhằm phát triển phạm vi ứng dụng sản phẩm nghiên cứu.

- Hình thành đơn vị nghiên cứu, chuyên giao công nghệ, dịch vụ khoa học - công nghệ mạnh.

- Trở thành đầu mối liên kết các nhà khoa học có năng lực và trình độ cao, tăng cường hợp tác với các nhóm nghiên cứu mạnh trong nước và quốc tế nhằm thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ĐHQGHN và nhà nước

Sản phẩm chính

- Vật liệu nano có hoạt tính xúc tác quang hóa cao, có khả năng xử lý triệt để các chất ô nhiễm hữu cơ độc hại và khó phân hủy (hóa chất bảo vệ thực vật, phẩm nhuộm, dư lượng thuốc kháng sinh,…

- Vật liệu xúc tác quang hóa cấu trúc nano có khả năng diệt khuẩn, khử trùng

- Vật liệu tổ hợp quang xúc tác trên chất mang có khả năng xử lý các chất ô nhiễm

- Vật liệu hấp phụ có dung lượng hấp thụ cao và khả năng hấp phụ chọn lọc với các chất ô nhiễm vô cơ và hữu cơ, có khả năng ứng dụng thực tiễn trong xử lý môi trường

- Vật liệu hấp phụ trên cơ sở khoáng sét tự nhiên, phế phẩm công nghiệp và nông nghiệp, ứng dụng trong xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường ô nhiễm

- Vật liệu biến tính có nguồn gốc từ các khoáng chất tự nhiên ở Việt Nam có khả năng xử lý đồng thời nhiều tác nhân ô nhiễm, ứng dụng cho xử lý môi trường, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp xanh

- Vật liệu đặc biệt (hybrid-nanocomposite trên cơ sở cacbon nanotube, grapheme và các oxit kim loại, vật liệu geopolymer,…) có khả năng hấp phụ-xúc tác phân hủy các chất ô nhiễm bền trong môi trường

- Vật liệu có nguồn gốc từ chất thải nông nghiệp và công nghiệp có khả năng hấp phụ xử lý chất ô nhiễm

- Vật liệu nano có hoạt tính xúc tác ứng dụng để chuyển hóa các hợp chất hữu cơ trong điều kiện thông thường, thân thiện với môi trường

- Cấu trúc và các quy trình chuyển hóa định lượng trên cơ sở các vật liệu mới tổng hợp

 

3. Phòng thí nghiệm trọng điểm về Địa môi trường và Ứng phó Biến đổi khí hậu

Giám đốc phòng thí nghiệm: GS.TS. Mai Trọng Nhuận

Hướng nghiên cứu chính

- Biến đổi môi trường;

- Tác động biến đổi khí hậu;

- Sử dụng bền vững tài nguyên;

- Ứng phó biến đổi khí hậu

Mục tiêu

Ngắn hạn:

- Tạo ra sản phẩm khoa học, công nghệ, đào tạo chất lượng cao về đánh giá, dự báo biến đổi môi trường, tác động và các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng bền vẵng tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững; và Địa sinh thái và công nghệ địa môi trường;

- Phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (đội ngũ cán bộ, hệ thống thiết bị, nguồn tài chính, hợp tác quốc tế, liên kết với các cơ sở sản xuất, các địa phương, các bộ ban ngành, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo phục vụ nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu mũi nhọn nêu trên) đáp ứng yêu cầu tạo ra các sản phẩm nói trên.

Dài hạn:

- Trở thành phòng thí nghiệm trọng điểm có uy tín trong nước và khu vực, hướng tới trở thành trung tâm xuất sắc về nghiên cứu chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực: đánh giá, dự báo biến đổi môi trường, tác động và các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững; và địa sinh thái và công nghệ địa môi trường, góp phần phát triển bền vững đất nước.

Sản phẩm chính:

- Kết quả khôi phục điều kiện cổ khí hậu tại một số vùng trọng điểm của Việt Nam

- Bộ chỉ số, chỉ thị, quy trình đánh giá và dự báo biến động môi trường và tác động BĐKH; các kết quả đánh giá và dự báo thể hiện ở dạng hệ thống bản đồ, mô hình và các dạng khác biến động môi trường và tác động BĐKH cho một số vùng lựa chọn

- Các giải pháp và đề xuất chủ động ứng phó BĐKH trên cơ sở địa chất, địa môi trường sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

- Các mô hình đô thị, nông thôn ứng phó thông minh với BĐKH

- Bộ chỉ số, các giải pháp, đề xuất và bản đồ phân phối và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

- Các gải pháp, đề xuất phát triển và sử dụng bền vững hệ sinh thái, nâng cao sức khỏe con người trên cơ sở địa môi trường

- Quy trình công nghệ địa môi trường xử lý ô nhiễm và kết quả áp dụng quy trình công nghệ địa môi trường tại một số vùng ô nhiễm

- Các báo cáo tư vấn cho Nhà nước, các bộ/sở, ban ngành về tài nguyên và môi trường, phát triển bền vững, nông nghiệp và phát triển nông thôn,..) và doanh nghiệp về tác động, các giải pháp giảm thiểu và ứng phó với biến đổi môi trường và BĐKH

 

4. Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ Kiểm định môi trường và An toàn thực phẩm

Giám đốc phòng thí nghiệm: GS.TS. Phạm Hùng Việt

Hướng nghiên cứu chính:

- Địa hóa nước ngầm.

- Phát triển phương pháp phân tích lượng vết các hợp chất ô nhiễm hữu cơ; Xác định cấu trúc các hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học đặc biệt ưu tiên trong đối tượng cây thuốc và thực phẩm chức năng.

- Phát triển các công cụ hóa sinh và sinh học sử dụng trong nghiên cứu độc chất môi trường và an toàn thực phẩm.

- Phát triển các thiết bị phân tích điện di mao quản thu nhỏ sử dụng cảm biến điện hóa/quang và ứng dụng đặc biệt trong kiểm soát và thanh tra tại hiện trường đối với đối tượng ô nhiễm môi trường và thực phẩm chức năng

- 5 từ khóa về hướng nghiên cứu chính: Địa hóa nước ngầm, thiết bị điện di mao quản, chất ô nhiễm hữu cơ, chất có hoạt tính sinh học, an toàn thực phẩm

Mục tiêu

Ngắn hạn (03 năm):

-  Phát triển được các sản phẩm (thiết bị, quy trình…) ứng dụng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và phân tích môi trường, trở thành PTN được công nhận trong hệ thống các phòng thử nghiệm quốc gia.

Trung hạn (05 năm):

- Bổ sung thêm ứng dụng kiểm nghiệm thuốc và thực phẩm chức năng

Dài hạn (10 năm):

- Phát triển được các sản phẩm (thiết bị thu nhỏ trên nền tảng hệ vi lưu) phục vụ lĩnh vực y sinh (chẩn đoán lâm sàng, kiểm soát doping)

Sản phẩm chính:

- Các quy trình phân tích đối với đối tượng chất ô nhiễm mới

- Các sản phẩm từ thiên nhiên, hỗ trợ cho việc điều trị một số bệnh đã được xác định về cấu trúc hóa học và khẳng định hoạt tính

- Các công cụ sinh học mới để xác định, đánh giá các hợp chất theo phương pháp hóa sinh phục vụ nghiên cứu độc chất môi trường và an toàn thực phẩm

- Các hệ thiết bị đo thu nhỏ, tự động hóa, thậm chí có thể sản xuất theo công nghệ in 3D, các loại cảm biến điện hóa, cảm biến quang đi kèm, ứng dụng cho mục tiêu quan trắc môi trường, kiểm soát an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng dược phẩm, thực phẩm chức năng và nhiên liệu sinh học

 

5. Phòng thí nghiệm trọng điểm về khoa học tính toán đa tỉ lệ cho các hệ phức hợp

Giám đốc phòng thí nghiệm: TS. Nguyễn Thế Toàn, GS.TS. Paolo Carloni

Hướng nghiên cứu chính:

- Lý thuyết, thuật toán mô phỏng vật lý sinh học đa tỉ lệ định hướng ứng dụng cho các hệ sinh học và vật liệu sinh học và dược học phân tử.

- Phần mềm mô phỏng vật lý sinh học đa tỉ lệ, công nghệ tính toán lõi định hướng ứng dụng cho các hệ sinh học, dược học và vật liệu sinh học.

- Nghiên cứu khoa học tính toán dược học phân tử, vật lý sinh học, vật liệu sinh học và tin sinh học.

- Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tính toán có chất lượng cao.

- Phát triển phần mềm mô phỏng cho các nhóm nghiên cứu thực nghiệm, phòng thí nghiệm sinh, hóa, y, dược trong ĐHQGHN.

- 5 từ khóa về hướng nghiên cứu chính: Mô phỏng đa tỷ lệ; Vật lý sinh học; Dược học phân tử tính toán; Vật lý sinh học.

Mục tiêu

Ngắn hạn:

- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ triển khai các hoạt động nghiên cứu.

- Nghiên cứu sử dụng các phương pháp, tiếp cận Vật lý lý thuyết và Vật lý tính toán. để xây dựng, phát triển lý thuyết, thuật toán mô phỏng vật lý sinh học đa tỉ lệ định hướng ứng dụng.

- Phát triển phần mềm mô phỏng vật lý sinh học và vật liệu sinh học đa tỉ lệ, nghiên cứu tin sinh học, đăng ký bản quyền phần mềm

Trung hạn:

- Nghiên cứu tính toán thiết kế thuốc, thuốc theo nguyên lý mới tập trung vào các bệnh thần kinh do prion chẳng hạn như thoái hóa thần kinh.

- Mô phỏng các hệ thực nghiệm sinh, hóa, y dược có sẵn trong ĐHQGHN theo yêu cầu và khả năng máy tính, nhân lực.

- Tiếp tục hoàn thiện phần mềm mô phỏng đa tỉ lệ cho các hệ sinh học, dược học phân tử

Dài hạn:

- Phát triển thành một đơn vị khoa học tính toán cốt lõi của ĐHQGHN trợ giúp các nghiên cứu y-sinh-dược học.

- Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tính toán có chất lượng cao.

- Xây dựng các lý thuyết, thuật toán, công nghệ phần mềm mô phỏng đa tỉ lệ, vật lý sinh học đa tỉ lệ định hướng ứng dụng cho các hệ sinh học và vật liệu sinh học và dược học phân tử, sản phẩm tính liên ngành cao hướng tới các sản phẩm KH&CN chủ lực phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập nghiên cứu khoa học quốc tế.

- Nghiên cứu khoa học tính toán ứng dụng cho dược học phân tử, chế tạo thuốc theo các nguyên lý mới, vật liệu sinh học.

- Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu vật lý đa ngành, mở rộng hợp tác vưới nhóm nghiên cứu thực nghiệm, phòng thí nghiệm sinh, hóa, y, dược trong ĐHQGHN.

Sản phẩm chính:

- Các thuật toán mô phỏng đa tỉ lệ

- Phần mềm thư viện mô phỏng sinh học đa tỉ lệ

- Phần mềm mô phỏng cho các nghiên cứu thực nghiệm, phòng thí nghiệm sinh, hóa, y, dược trong ĐHQGHN theo yêu cầu và khả năng

- Mô phỏng các hệ thực nghiệm có sẵn trong ĐHQGHN theo yêu cầu và khả năng

 

6. Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ micro và nano

Giám đốc phòng thí nghiệm: GS.TS. Nguyễn Hữu Đức; GS.TS. Cheol Gi Kim (Đồng giám đốc)

Hướng nghiên cứu chính:

- Vật liệu micro-nano cấu trúc spintronics và spinstrainics ;

- Linh kiện và thiết bị dùng trong đo lường chính xác, điều khiển tự động.

Mục tiêu

- Nghiên cứu làm chủ và phát triển công nghệ thiết kế, chế tạo chip cảm biến và chip điện tử; thiết kế kết hợp các chip cảm biến và chip điện tử trên cùng hệ thống

- Thiết kế, chế tạo một số linh kiện chuyên dụng

- Nghiên cứu tích hợp các linh kiện chuyên dụng với việc chế tạo một số thiết bị hoàn chỉnh

Sản phẩm chính

- Các chip la bàn điện tử và la bàn hồi chuyển.

- Các chip sinh học và các bộ kít chẩn đoán sử dụng hạt nanô.

- Vi mạch tích hợp chuyên dụng ứng dụng trong cac camera giám sát giao thông, ngân hang.

- Trạm thu thông tinh vệ tinh (cố định và di động trên tàu biển).

- Nghiên cứu thiết kế chế tạo ra đa xách tay băng tần L phục vụ giám sát hiện trường thời gian thực.

- Hệ thống cảnh báo trong toà nhà thông minh.

- Các vi mạch tích hợp chuyên dụng cỡ lớn (VLSI) phục vụ cho các ứng dụng trong điều khiển, giám sát, truyền thông, mã hoá video; hướng tới các ứng dụng trong công nghệ vũ trụ, giám sát hiện trường.

- Hệ thống camera không dây, bảo mật và mã hóa video phục vụ an ninh, quốc phòng.

- Hệ thống mạng cảm biến không dây, ứng dụng giám sát môi trường. Các hệ thống mạng cảm biến không dây, ứng dụng giám sát môi trường.

- Các vi mạch ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ vũ trụ, giám sát hiện trường.

- Chíp siêu cao tần cho hệ thống thu thông tin vệ tinh  trạm mặt đất và đặt trên vệ tinh và ra đa.

- Các hệ thống tích hợp đồng bộ (gồm các cảm biến, vi mạch điện tử, các mạch thu phát đầu cuối) phục vụ trong truyền thông vệ tinh, y-sinh học, giám sát môi trường.

 

7. PTN trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh

Giám đốc phòng thí nghiệm: PGS.TS. Trần Xuân Tú

Hướng nghiên cứu chính:

- Thiết kế và tích hợp các hệ thống trên chip, mạng trên chip

- Kiến trúc phần cứng cho các ứng dụng đa phương tiện

- Thiết kế công suất thấp

- Phương pháp kiểm tra, kiểm chứng, thiết kế cho kiểm tra

- Internet of Things (IoT)

Mục tiêu:

Ngắn hạn:

- Nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ triển khai các hoạt động nghiên cứu; củng cố và phát triển đội ngũ.

Dài hạn:

- Phát triển các chương trình nghiên cứu tập trung, hướng tới các sản phẩm khoa học công nghệ chủ lực.

Sản phẩm chính:

- Thiết kế và tích hợp các hệ thống trên chip, mạng trên chip

- Kiến trúc phần cứng cho các ứng dụng đa phương tiện

- Thiết kế công suất thấp

- Phương pháp kiểm tra, kiểm chứng, thiết kế cho kiểm tra

- Internet of Things (IoT)

 

8. Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein cấp Nhà nước

Giám đốc phòng thí nghiệm: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa

Hướng nghiên cứu chính:

- Nghiên cứu sản xuất vaccine và các sản phẩm phòng bệnh do virus trên tôm;

- Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm protein-enzyme và ứng dụng trong y học và công nghiệp thực phẩm

- Phát triển các phân tíchsinh học để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh ung thư và bệnh liên quan đến đột biến gen/rối loạn di truyền;

- Nghiên cứu sản xuất các hợp chất nguồn gốc tự nhiên để phát triển các thuốcđiều trị/ hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư thường gặp (ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư da dạng melanoma);

- Phát triển công nghệ sinh học nano ứng dụng trong chẩn đoán bệnh, dẫn thuốc hướng đích và trong công nghiệp mỹ phẩm và môi trường;

- Nghiên cứu hệ protein và biến đổi gen trong một số bệnh nguy hiểm thường gặp..

- 5 từ khóa về hướng nghiên cứu chính: Protein; enzyme; vaccine thủy sản; chẩn đoán phân tử; sinh học nano

Sản phẩm chính:

- Vaccine thế hệ mới (tái tổ hợp) và các chế phẩm phòng bệnh cho thủy sản;

- Chế phẩm enzyme (protease của virus gây bệnh, phytase và lipase bền nhiệt...), protein ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và sinh y dược học;

- Các thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch;

- Các quy trình và bộ kit phát hiện đột biến gen liên quan đến một số bệnh/rối loạn di truyền;

- Quy trình sàng lọc các hợp chất có hoạt tính chống ung thư từ thực vật hoặc vi sinh vật;

- Các sản phẩm ứng dụng trong điều trị/hỗ trợ điều trị ung thư;

- Bộ kit tinh sạch DNA hoặc RNA dựa trên công nghệ hạt nano từ và màng silica;

- Chế phẩm sinh học thế hệ mới phục vụ trong công nghiệp mỹ - dược phẩm và bảo quản nông - lâm - thủy sản.

 
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :