ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi
Trang chủ   >  ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi  >    >  
Dự luật mới về chống phá rừng
Tại các nước nghèo trên thế giới, người ta vẫn phá rừng để kiếm tiền. Vậy liệu có nên trả tiền cho họ để ngăn chặn phá rừng? Liệu sự giàu có có thể hấp dẫn người ta đến việc thay đổi chính sách biến đổi khí hậu?

Từ lâu, người ta đã biết đến lợi ích của rừng như là “lỗ hút carbon” trong khí quyển. Và khi các nước công nghiệp chính tán thành Nghị định thư Kyoto năm 1997 về giảm lượng khí thải cácbon, người ta cũng đã thêm một điều khoản đặc biệt: những người gây ô nhiễm có thể bù đắp lượng khí carbonic sinh ra trong sản xuất bằng trồng lại rừng. Điều đã giúp tăng khả năng thống nhất của nghị định đối với một số nước khi cho phép họ bù lượng khí thải bằng trồng cây thay thế.

Vậy nếu trồng rừng mới là có lợi, thì việc bảo vệ các khu rừng cũ có còn quan trọng không? Thậm chí trước Kyoto, các chuyên gia hoạch định chính sách đã cân nhắc việc “chống phá rừng”. Rừng mưa nhiệt đới có khả năng hấp thụ carbon cao nhất, nhưng từ Indonesia đến Brazil, người ta vẫn phá rừng - chủ yếu để làm đồng cỏ cho gia súc và gỗ xây dựng. Điều này không chỉ dẫn tới mất nguồn hút carbon; bởi trong nhiều trường hợp rừng cháy và chính bản thân nó cũng trút một lượng lớn carbon vào khí quyển. Theo tính toán, nếu không tàn phá rừng thì lượng carbon thải ra trong khí quyển sẽ giảm tới 20%. Nếu phải trả tiền cho lượng carbon gây ô nhiễm, thì có lẽ một mẫu rừng sẽ có giá bán trên thị trường tỷ lệ với sức chứa carbon của nó. Giả sử một nhà máy thép Trung Quốc muốn thải 10 tấn carbon, thì họ phải trả một cái giá đúng với số lượng rừng cần phải trồng để để trữ lượng carbon đó.

Năm ngoái, những người chống phá rừng đã có thêm đồng minh mới. Hồi tháng 12, tại hội nghị khí hậu toàn cầu của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Bali, Indenosia, nhiều thương thuyết nhằm hạn chế sự thay đổi khí hậu toàn cầu đã được đem ra bàn bạc; trong đó, có cả một số dự luật đã được trình lên hội nghị liên quan trực tiếp đến việc chống phá rừng. Dự luật Senate, do hai thượng nghị sĩ Joe Lieberman và John Warner bảo trợ, có ý tưởng tạo ra một quỹ tín dụng quốc gia về thương mại khí thải carbon. Hy vọng rằng, để tránh phải trả nhiều tiền, các công ty sẽ giảm lượng khí thải carbon. Và trong trường hợp quỹ này có tiền, một phần trong số đó sẽ được đầu tư ngược lại để chống phá rừng.

Theo đề xuất của Lieberman và Warner, quỹ này sẽ cấp 2,5% tín dụng có trong tài khoản cho Bộ ngoại giao, từ đó sẽ gửi tiếp ra nước ngoài. Những nước đó bán tín dụng cho những công ty cần để bù lượng CO­­2 đã sản xuất, khoản 2,5% này sẽ lên tới 28 tỉ $ từ 2012 (khi nghị định thư Kyoto chấm dứt) đến 2020. Nhưng vượt ngoài những khoản trả đơn giản cho các nước có nhiều rừng, liên kết tín dụng sẽ khuyến khích phát triển thị trường toàn cầu trong tín dụng chống phá rừng… Các nước đang phát triển vốn thận trọng trước các chương trình chống phá rừng, nay cũng dần thay đổi. Indonesia là nước dẫn đầu những chương trình này, tiếp đến là CongoBrazil. Với các nước nhiều rừng, lựa chọn dường như giữa gia nhập thị trường mới mẻ này để chống phá rừng, giảm thải các bon hoặc chấp nhận để rừng bị đốn. Trường hợp thỏa hiệp là rất hiếm: một vài rừng mưa nhiệt đới bị quét sạch, nhường chỗ cho các đồn điền dầu cọ, bởi nhu cầu dầu cọ để làm nguyên liệu sinh học thay thế đang tăng.

Để một thị trường chống phá rừng thực sự hoạt động hiệu quả thì cần phải có các chính phủ đủ mạnh. Bởi chính phủ chỉ có thể bảo vệ được một khu rừng nếu như họ kiểm soát được chính khu rừng đó. Điều này, đôi khi lại chính là điểm yếu nhất. “Tôi cảm thấy bi quan với thị trường đặc biệt này” - bà Cindy Dawes, phụ trách Quỹ tín dụng carbon tại thị trường Châu Âu cho biết - ”Trở ngại chính lại là ở phía các chính quyền, bởi phần lớn những nơi diễn ra các hoạt động của thị trường này, lại đều đang có những tranh chấp chính trị”. Ví dụ như rừng Ulu Mansen, tỉnh Aceh, Indonesia - một điểm nóng của thị trường chống phá rừng - từ nhiều năm nay vẫn bị đội quân phiến loạn chiếm đóng. Và tất nhiên, đây cũng chính là một trong những nơi then chốt cho việc thành bại của việc chống lại việc thay đổi khí hậu toàn cầu.

 P.H - Bản tin ĐHQG Hà Nội, số 209 - 2008
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :