Hình ảnh
Trang chủ   >  Hình ảnh  >    >  
Quyền lợi thương mại và đạo đức khoa học
Thương mại hóa giáo dục không chỉ đơn thuần là một quá trình liên quan đến việc tổ chức và điều hành trường đại học, mà đôi khi còn mang tính biểu tượng. Trước đây, ở các đại học Úc và Anh, hiệu trưởng được gọi là “Vice Chancellor”, một chức danh xuất phát từ thời trung cổ ở Anh. Nhưng khi thương mại hóa xâm lấn đến đại học, người ta bắt đầu gắn thêm một chức danh khác: “President” (chủ tịch), bên cạnh Vice Chancellor.

Ði xa hơn biểu tượng một bước là quan niệm. Có người dựa trên nguyên lí kinh tế để lí giải rằng giáo dục là phương tiện để đạt được mục đích. Vì là phương tyện, nên giáo dục có thể là một dịch vụ, và do đó có kẻ bán và người mua. Ở nước ngoài, có thời người ta còn đề nghị gọi sinh viên là “customer” (khách hàng) và thầy cô trong đại học là “service provider” (người cung cấp dịch vụ). Thời đại nhiễu nhương đến nỗi có người xem giáo sư chỉ là người cung cấp dịch vụ! Có giáo sư (hình như là từ trường MIT) mỉa mai nói rằng, những kinh tế gia hình như họ sử dụng trí thông minh không đúng chỗ hay là tế bào trí tuệ của họ có vấn đề rối loạn chromosome.

Các trường đại học phương Tây thường thực hiện cuộc thăm dò ý kiến của sinh viên và giáo sư. Kết quả thăm dò cho thấy sinh viên nhất định không chịu gọi là “khách hàng” và giáo sư lại càng không chịu khi gọi họ là người cung cấp dịch vụ. Thế là mấy cụm từ “khách hàng” và “người cung cấp dịch vụ” bị loại bỏ khỏi ngữ vựng giáo dục đại học.

Giáo dục là một lĩnh vực rất đặc thù trong xã hội, một lĩnh vực rất khác với thương mại và các cơ sở công quyền. Ðại học là những trung tâm khoa học và văn hóa của một quốc gia, là nơi để khám phá khoa học, quảng bá văn hóa, và phản biện xã hội. Vai trò của người thầy hay cô không phải là người bán hàng ở siêu thị, hay là người làm hài lòng khách hàng; trong giáo dục đại học, vai trò của thầy/cô là thách thức và kích thích suy nghĩ của sinh viên, cung cấp những định hướng về nghiên cứu. Do đó, thước đo về thành công là sự trưởng thành về tri thức, chứ không phải là sự hài lòng của khách hàng.

Trên thế giới, các đại học tư phát triển mạnh. Ở Mĩ các đại học danh tiếng như Harvard, Yale, Stanford… và các viện nghiên cứu trứ danh như Howard Hughes Medical Instytute, Whitehead Instytute, Broad Instytute… đều thuộc tư nhân. Ở Nhật, Hàn Quốc, và Philipin, trên 80% sinh viên theo học tại các đại học tư. Nhưng đại đa số các trung tâm giáo dục và khoa học tư nhân bất vụ lợi (non-profit organizatyon), chứ không phải những trung tâm làm lời và chia chác lời cho các cổ đông.

Ở Mĩ, có lẽ chỉ có trường đại học Phoenix là trường có cổ phần và được liệt kê trên New York Stock Exchange. Trường này được thành lập vào năm 1976 do tập đoàn Apollo làm chủ, và nay có gần 400.000 sinh viên. Nhìn qua chương trình đào tạo của trường này, chúng ta dễ dàng thấy chương trình dạy rất hẹp và mang tính dạy nghề (vocatyonal training) hơn là hàn lâm như các đại học truyền thống, họ cũng không quan tâm đến nghiên cứu khoa học – một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu của một trường đại học chính qui. Chính vì thế mà có người (như Philip Altbach chẳng hạn) không ngần ngại gọi là các pseudo universityes (đại học dỏm).

Vấn đề đạo đức của việc thương mại hóa giáo dục đại học cũng đáng quan tâm, nhưng hình như những người đang lớn tiếng chủ trương thương mại hóa chưa nghĩ đến. Xin kể lại một câu chuyện thú vị nhưng tiêu biểu về trường hợp của giáo sư y khoa Nancy Olivieri thuộc ÐH Toronto (Canada). GS.Olivieri nghiên cứu về một loại thuốc mới (deferiprone) dùng trong việc điều trị bệnh thalassaemia và công trình nghiên cứu được sự tài trợ của công ty Apotex. Trong thời gian nghiên cứu, GS. Olivieri phát hiện rằng, thuốc deferiprone chẳng những không có hiệu quả lâm sàng mà còn có thể gây tổn hại đến gan và tim cho trẻ em. GS. Olivieri thông báo cho công ty biết về phát hiện này, và đề nghị theo đúng qui định y đức, phải thông báo cho bệnh nhân biết sự thật. Nhưng trong vòng 72 giờ khi nhận được thông tin từ GS. Olivieri, công ty Apotex quyết định ngừng nghiên cứu, thu hồi tất cả thuốc trong bệnh viện, và đe dọa sẽ đưa GS. Olivieri ra tòa!

Ðiều đáng chú ý là ban giám hiệu Ðại học Toronto đứng về phía … công ty, bởi vì đơn giản đại học đang thương lượng để được tài trợ 25 triệu USD từ công ty này. Dưới áp lực của công ty, hiệu trưởng trường này còn đi xa hơn một bước là yêu cầu GS. Olivieri tạm nghỉ việc trong một thời gian! Nhưng GS. Olivieri nhất định đấu tranh cho đến cùng. Sau cùng thì sự thật vẫn thắng: bà chẳng những không nghỉ việc mà còn công bố phát hiện của mình cho thế giới biết.

Câu chuyện trên cho thấy thương mại hóa có thể dẫn đến những mâu thuẫn giữa quyền lợi thương mại và đạo đức khoa học. Ngay cả những người xem giáo dục là “hàng hóa” cũng phải thú nhận rằng, thương mại hóa đại học là một quá trình nguy hiểm và có nhiều rủi ro (xem Wayne Renke, The Corporate Campus: Commercializatyon and the Dangers to Canada’s Colleges and Universityes).

Ở nước ta, nhiều đại học thật ra chưa hẳn là đại học (hiểu theo nghĩa là một trung tâm văn hóa và khoa học và có nghiên cứu khoa học) mà chỉ là những trường dạy nghề, hay trung học cấp 4. Trong tình trạng này, các đại học chưa phải là môi trường lí tưởng để đầu tư kiếm lời

 GS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 219, 2009
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :