Hình ảnh
Trang chủ   >  Hình ảnh  >    >  
Khảo cổ học - 134 trong 1
Trong ngôi đền Karnak ở Ai Cập, Emmanuel Lazore, kiến trúc sư và là thành viên của trung tâm hợp tác Pháp – Ai Cập về nghiên cứu những ngôi đền Karnak (CFEETK) vừa hoàn tất việc khảo sát để tạo nên những bức ảnh phục chế 134 cây cột đá. Nhóm nghiên cứu của Emmanuel Lazore đã áp dụng công nghệ tạo điểm, lần đầu tiên cho phép các nhà khoa học có thể kiểm tra được tất cả những hình trang trí trên 134 cây cột đá của đền Karnak.

Karnak gồm ba chính điện ở trung tâm Luxor, thành phố của các Pharaon. Trong chánh điện lớn nhất và nổi tiếng nhất, có tới 134 cây cột đá với chiều cao gần 20m, được dựng lên dựa theo hình ảnh thần cây papyrus. Những hình chạm khắc dày đặc trên những cây cột đá khổng lồ được đặt trong 1 kiến trúc tổng thể vĩ đại đã làm Emmanuel Lazore kinh ngạc đến xúc động. Ông viết: “Những hình chạm khắc trên những cây cột đá này là những trang viết đầy đủ nhất về lịch sử của 8 vị Pharaon”. Karnak là trung tâm tôn giáo lớn nhất của Ai Cập cổ đại từ năm 2100 TCN và kéo dài trong suốt 8 thế kỉ.

Nhiệm vụ đầu tiên của các nhà khoa học là thực hiện việc phục chế lại toàn bộ khung cảnh tôn giáo và các chữ viết chú giải trên các cây cột đá trong điện thờ thần mặt trời Amon-Rê. Tiếp theo, họ phải sưu tầm, góp nhặt và phân tích tỉ mỉ để hiểu 1 cách rõ ràng về kết cấu và kĩ thuật xây dựng điện thờ và bảo tồn thông tin trong đó. Thực vậy, các yếu tố kiến trúc của điện thờ đang bị hủy hoại ngày càng nhanh do ô nhiễm môi trường, việc tăng lượng muối đã phá hủy kết cấu của cát, sự chênh lệchu nhiệt độ quá lớn trong ngày và nhất là sự hư hại gây ra bởi hơn 6000 khách du lịch mỗi ngày đều muốn chạm tay vào những cây cột đá.

Năm 2005, sau khi dạt được giải thưởng của Viện Hàn Lâm Pháp, dự án của Emmanuel Lazore chínhd thức được triển khai. Mục tiêu lúc đầu của dự án chỉ là kiểm tra, thu thập lại những tài liệu đã có từ trước nhưng sau đó, những cây cột khổng lồ với những nét điêu khắc tinh xảo đã lôi cuốn các kiến trúc sư của trung tâm CFEETK vì “Cho đến nay, chưa có một công trình phục chế nào được hoàn thành vì các cây cột đều hình tròn – đây là trở ngại lớn cho công việc phục chế khi sử dụng những công cụ truyền thống, như: phục chế trên nhựa hay trên ảnh...

Để khắc phục những khó khăn trên, nhóm nghiên cứu đã áp dụng công nghệ chụp ảnh 3D. Công nghệ ảnh này cho phép chúng ta ghi lại hàng nghìn thông tin chỉ trong vài phút với độ chính xác lên đến vào milimét, nhờ đó, các nhà nghiên cứu có thể tạo ra một mô hình số ba chiều của điện thờ. Hơn thế, từ những kết quả đã đạt được, các nhà Ai Cập khảo cổ học có thể vào tới những nơi không có lối vào trên điện thờ hay phục dựng lại với độ chính xác cao một chi tiết của cột đá đã bị hư hại hay thậm chí là bị phá hủy.

Công nghệ thứ hai được áp dụng trong việc phục chế đền Karnak được gọi là “phép đo ảnh”. Công nghệ này cho phép xác định kích thước và thể tích của một vật thể, từ những kích thước được thực hiện trên những bức ảnh toàn cảnh sự vật. Để thực hiện công việc này, các nhà khoa đã sử dụng 4 chiếc máy ảnh đặt trên những chiếc thước cao tới 8m để xác định những chiều cao khác nhau. Một chiếc máy tính được đặt dưới chân cột sẽ kiểm soát sự gióng khung, đảm bảo dộ phối hợp đồng thời của 4 chiếc máy ảnh. Hơn 4000 hình ảnh đã được ghi lại. “Đây quả là nhiệm vụ nặng nề”, Emmanuel Lazore nhớ lại, “bởi vì chúng tôi chỉ có 1 tháng để chụp ảnh, ghi lại tất cả các thông số trên 134 cây cột, với tổng diện tích hơn 1,5hecta trong điều kiện thiếu khoảng trống và thiếu ánh sáng. Vì trong 1 ngày, ánh sáng ở đây thay đổi liên tục, điều đó lý giải tại sao những bản âm thường rất tối và chúng tôi buộc phải chỉnh sửa lại chúng trên máy tính.”

Khi tất cả những công việc này được hoàn thành thì một chuyến phưu lưu mới, đầy khó khăn đang chờ các nhà khoa học ở phía trước, đó là việc xử lí thông tin, lắp ráp các bức ảnh, v.v.. Một chặng đường dài cần phải vượt qua. Liệu rằng những cây cột đá khổng lồ này sẽ khoác thêm lên mình nó những bí mật về công việc phục chế? Chúng ta hãy chờ xem.

 Bích Hằng (dịch) - Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 223, 2009
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :