Giảng đường - Cuộc sống
Trang chủ   >  Sinh viên  >   Giảng đường - Cuộc sống  >  
Sinh viên đi tàu tết
Cứ mỗi dịp Tết về các chuyến tàu địa phương lại trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn hẳn bởi một số lượng lớn sinh viên về quê ăn Tết.Và trên những chuyến tàu này các cử nhân tương lai đã gây ra bao chuyện dở khóc dở cười… xung quanh tấm vé.

1. Lận đận vé giảm giá

Từ khi ngành đường sắt thực hiện chính sách giảm giá vé tàu cho sinh viên (giảm 50%), ngày càng có nhiều sinh viên đi tàu.Tuy nhiên để mua được vé từ thẻ ưu đãi không phải là việc đơn giản, nhất là vào dịp Tết tàu đông khách, mua vé với giá bình thường đã khó huống hồ là mua vé bằng thẻ ưu đãi. Bởi mỗi lần mua vé giảm giá sinh viên phải xuất trình thẻ ưu đãi và thẻ sinh viên để nhân viên bán vé kiểm tra đối chiếu.Thêm vào đó,vé giảm giá chỉ được bán trước giờ tàu chạy từ 2-3 tiếng đồng hồ nên sinh viên phải đến sớm xếp hàng, có khi phải chen lấn xô đẩy mới mong có được tấm vé trong tay. Đã có nhiều kẻ “chân yếu tay mềm”, không đủ sức để chen chân nên không mua được vé giảm gá trong khi đó vé nguyên giá đã được bán hết từ lâu, họ đành phải về quê bằng phương tiện khác.

Nguyễn Hoa (sinh viên Luật) đi mua vé về quê Nghệ An ăn Tết. Tàu khởi hành từ lúc 9h 45 phút tối nên Hoa đã ra ga Hà Nội để mua vé giảm giá từ 7h tối. Tưởng rằng mình đến sớm có thể dễ dàng mua vé, vậy mà khi đến nơi đã thấy rất nhiều người đứng xếp hàng, một lúc sau mọi người phá hàng, chen lấn xô đẩy.Phải dùng hết sức lực Hoa mới chen nổi vào đám đông và mua được vé từ thẻ ưu đãi. Nhưng đến khi lên tàu do quá đông nên ghế ngồi chỉ dành cho người mua vé nguyên giá, còn nhũng người mua vé giảm giá như Hoa thì phải …đứng. Không còn cách nào khác, cô đành phải đứng lắc lư trên tàu suốt 8 tiếng từ Hà Nội về Vinh.”Về đến nhà người mỏi nhừ phải mất cả tuần mới hồi phục lại được, thế là mất toi cái Tết”, Hoa tâm sự.

Nhiều sinh viên không có thẻ ưu đẫi nhưng đến ngày về quê họ cũng “xoay” cho mình được một tấm thẻ. Tuy nhiên để mua được vé từ tấm thẻ ”lậu” không phải là dễ, có nhiều người về đến nhà yên bình nhưng không ít kẻ đã bị “đứt gánh giữa đường”. Như trường hợp của Huy Hưng (Học viện Hành chính Quốc gia), không có thẻ ưu đẫi nên Hưng đã đi mượn của một người bạn cùng lớp. Lợi dụng dịp Tết tàu đông, khách nhân viên bán vé không để ý nên Hưng đã mua được vé từ tấm thẻ mượn dễ dàng. Khi đã ngồi yên vị trên tàu, tưởng mọi chuyên đã êm đẹp thì bỗng dưng nhân viên soát vé đòi kiểm tra thẻ sinh viên của Hưng để đối chiếu.Trên thẻ ưu đãi và thẻ sinh viên là hai cái tên hoàn toàn khác nhau. Bị lộ, Hưng ra sức nài nỉ xin xỏ nhưng không được đành ngậm ngùi bỏ tiền ra nộp phạt.

Với sinh viên khi có tấm thẻ ưu đãi trong tay cũng đòng nghĩa với việc được giảm một nửa giá vé, nhưng như thế vẫn là chưa đủ. Họ còn nghĩ ra cách để mua vé mà không phải tốn nhiều tiền. Trên chuyến tàu Hà Nội - Lạng Sơn tôi gặp lại Thắng - một người bạn cũ về Lạng Sơn ăn Tết.Sau một hồi nói chuyện, tôi hỏi về vé tàu thì được Tháng ra hiệu im lặng. Hoá ra chàng ta về Lạng Sơn nhưng chỉ mua vé về Bắc Giang thôi, mặc dù đã mua vé bằng thẻ ưu đãi, thậm chí còn là thẻ “lậu”.Tôi thắc mắc vềểtường hợp bị phát hiện thì Thắng trả lời đầy kinh nghiệm rằng:”Nhân viên soát vé chỉ đi kiểm tra lúc tàu vừa khổ hành thôi,với lại tàu Tết đông dễ trốn. Nếu bị lộ thì dở bài than vãn, năn nỉ: “Cháu là sinh viên, cuối tháng nên hết tiền, chỉ đủ tiền mua vé đến Bắc Giang thôi. Thế là họ cho qua?!”

Không biết trên những chuyến tàu Tết có bao nhiêu người là sinh viên và không biết có bao nhiêu sinh viên đi tàu kiểu này, nhưng phải khẳng định rằng đây không còn là chuyện lạ nữa mà đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, đặc biệt đối với sinh viên ngoại tỉnh.

2. Sinh viên đi tàu không… cần vé

Việc mượn thẻ ưu đãi của người khác để mua vé vẫn là chuyện “vặt”,nhiều sinh viên còn đi tàu không cần vé. Kiểu đi tàu này khá mạo hiểm, nhiều người đã trót lọt nhưng cũng có kẻ “đầu xuôi nhưng đuôi không lọt”.Điển hình là Đình Quang (ĐHBK).Quang có thâm niên 2 năm đi tàu không cần vé và chưa lần nào bị phát hiện. Lần này cũng vậy, để vào ga và lên được tàu Quang đã mua một vé đón tiễn giá chỉ 1000 đồng. Khi nhân viên đi kiểm tra vé thì Quang dùng biện pháp di chuyển từ toa này sang toa khác, vào toa hàng ăn hay vào nhà vệ sinh trốn.Suốt chặng đường từ Hà Nội về Vinh, Quang không hề chạm mặt với nhân viên soát vé. Khi tàu về đến ga Vinh tưởng mọi chuyện đã ổn Quang thản nhiên len lỏi vào giữa đám đông hòng qua mặt nhân viên soát vẻ ở cổng ga. May mắn đã không mỉm cười với cậu ta vào phút cuôi,mánh khoé của Quang đã bị nhân viên nhà ga phát hiện. Quang bị giữ lại và phải kí biên bản nộp phạt.Không có tiền cậu ta phải “cắm” chứng minh thư lại để đi xoay tiền nộp phạt.

Không chỉ có sinh viên nam đi tàu lậu vé mà sinh viên nữ cũng đi tàu kiểu này,nhưng số lượng ít hơn và thường là an toàn hơn bởi khi bị phát hiện các cô nàng này “khéo léo xin xỏ thêm vài giọt nước mắt nữa là nhân viên soát vé cho qua?!” Phương Trà (ĐHKHXH&NV).

“Đi tàu không cần vé mới là sinh viên”, đó là câu châm ngôn của nhiều sinh viên ngoại tỉnh thường xuyên về quê bằng tàu hoả.Tuy nhiên phải là những kẻ có máu mặt,gan lì và dày dạn kinh nghiệm thì mới dám đi tàu kiểu này,bởi khả năng bị phát hiện rất cao.Khi bị phát hiện nhẹ nhất thì phải nộp phạt bằng 120% số tiền mua vé, nặng hơn là bị đẩy xuống ga gần nhất hoặc bị giữ lại và xử theo quy định của ngành đường sắt.Dù biết những hình thức xử phạt nhưng sinh viên vân trung thành với kiểu đi tàu 5ăn 5 thua này.

3. Kết

Đi tàu là sự lựa chọn của nhiều sinh viên ngoại tỉnh mỗi lần về quê, bởi sự an toàn và lại được ưu đãi giảm 50%giá vé. Nhưng vào dịp Tết tàu quá đông nên nhiều sinh viên đã gặp rắc rối xung quanh chuyện vé giảm giá. Năm nay, ngành đường sắt thực hiện tăng thêm nhiều chuyến tàu phục vụ Tết nên sinh viên sẽ không phải đi tàu “đứng” nữa. Còn việc trốn vé, lậu vé, khi được hỏi, các nhân viên kiểm soát vé trên tàu đều nói rằng: họ biết hết những “mánh khoé” của sinh viên khi đi tàu nhưng họ thường thông cảm, châm chước bỏ qua cho. Nhưng không vì thế mà sinh viên tiếp tục đi tàu kiểu này.Nhiều người tự hỏi không biết sinh viên như vậy đáng thương hay đáng giận?

 Tú Mai - Số 167 (tháng 1/2005)
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :