Giải thưởng ĐHQGHN
Trang chủ   >  KHOA HỌC CÔNG NGHỆ  >   Giải thưởng Khoa học - Công nghệ  >   Giải thưởng ĐHQGHN
Giáo sư Phan Huy Lê "Tìm về cội nguồn"
“Tìm về cội nguồn” (2 tập) là một cụm công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời trung đại, chủ yếu từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX của GS Phan Huy Lê, công bố từ năm 1959 đến 1966.

Trong tập II của “Tìm về cội nguồn” có 5 bài trong công bố trong năm 1997 – 1998, không tính trong cụm công trình được thưởng Giải thưởng này.

Nhà xuất bản Thế giới in “Tìm về cội nguồn” tập I vào năm 1988 (tái bản năm 1999), gồm 34 bài, 819 trang khổ 14,5 x 20,5 cm; và tập II “Tìm về cội nguồn” vào năm 1999, gồm 45 bài, 934 trang khổ 14,5 x 20,5cm.

Cụm công trình này có nội dung theo mấy chủ đề sau:

- Các nguồn sử liệu và phương pháp, kết quả tiếp cận.

- Một số vấn đề lớn của lịch sử Việt Nam như quá trình hình thành dân tộc, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.

- Những vấn đề kinh tế – xã hội như: lao động làm thuê, chế độ ruộng đất, làng xã cổ truyền, nghề khai khoáng, thành thị, phong trào nông dân.

- Thiết kế chính trị như: tổ chức Nhà nước, vương triều Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly, di sản về thiết chế chính trị.

- Những trận thắng lớn trong lịch sử chống ngoại xâm như: chiến thắng Bạch Đằng, Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang, Rạch Gầm – Xoài Mút, Đống Đa.

- Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Quang Trung…; những nhân vật cần phải đánh giá lại như Alexandơ de Rhodes, Phan Thanh Giản; và một số nhân vật mới phát hiện như Nguyễn Tuấn Thiên, Đặng Tiến Đông, Lê Công Miễn.

- Truyền thống dân tộc.

Tìm vê cội nguồn” là kết quả nghiên cứu cùng những phát hiện tư liệu và những tìm tòi, khám phá về lịch sử trung đại Việt Nam của các tác gia. Cụm công trình này góp phần nâng cao hiểu biết khoa học về lịch sử dân tộc, đã được sử dụng trong biên soạn giáo trình, chuyên đề giảng dạy đại học, sau đại học và trong biên soạn sách giáo khoa phổ thông, cũng như các loại sách phổ cập tri thức sử học cho nhân dân, đóng góp tích cực trong giáo trình truyền thống dân tộc, nâng cao nhận thức về những đặc điểm và quy luật vận động của xã hội và dân tộc Việt Nam.

Cụm công trình “Tìm về cội nguồn” được Nhà nước tặng giải thưởng Nhà nước năm 2000.

 Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :