Văn bản - Quyết định
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Văn bản - Quyết định
Hướng dẫn về các tiêu chí trường đại học nghiên cứu

Ngày 23/4/2013, ĐHQGHN đã ban hành hướng dẫn số: 1206 /HD-ĐBCLGD các tiêu chí về trường đại học nghiên cứu. Hướng dẫn này bắt đầu áp dụng từ tổng kết năm học 2012-2013 và xây dựng kế hoạch ngân sách năm 2014. Chi tiết cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
1.1. Xác định các tiêu chí xây dựng đại học nghiên cứu theo tiếp cận chuẩn hoá và hội nhập quốc tế.
1.2. Định lượng hoá các tiêu chí, làm cơ sở để Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), các cơ sở giáo dục đào tạo (trường đại học, viện nghiên cứu) thành viên và các đơn vị trực thuộc phân tích, đánh giá, định vị hiện trạng, xác định đúng kế hoạch phát triển và các ưu tiên đầu tư.
1.3. Thúc đẩy các đơn vị từng bước phát triển đạt chuẩn đại học nghiên cứu của khu vực và quốc tế.
2. Các giá trị và đặc trưng của trường đại học nghiên cứu
Bốn giá trị cốt lõi:
2.1. Phát minh và khám phá: Khuyến khích và thúc đẩy các ý tưởng khoa học nguyên bản.
2.2. Sáng tạo và sáng nghiệp: Khuyến khích và thúc đẩy sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp của người học.
2.3. Chất lượng đỉnh cao: Tạo được động lực để phát triển tài năng và chất lượng nghiên cứu. Phát triển dựa vào nghiên cứu.
2.4. Mô hình mở và giải phóng mọi nguồn lực: Trân trọng tất cả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trong nước và quốc tế. Mức độ quốc tế hóa cao.
Sáu đặc trưng cơ bản:
2.5. Qui mô đa ngành, đa lĩnh vực.
2.6. Tích hợp đào tạo với nghiên cứu ở cả bậc đại học: Đào tạo thực hành được tăng cường, người học được học ở cả trong và ngoài giảng đường, được tham gia vào các đề tài nghiên cứu của giảng viên.
2.7. Tập trung vào đào tạo sau đại học: Tỷ lệ quy mô đào tạo sau đại học cao (so với đào tạo đại học), học viên cao học và nghiên cứu sinh (NCS) thực sự tham gia vào nghiên cứu và quá trình gia tăng giá trị.
2.8. Giảng viên là nhà khoa học: Thành tích nghiên cứu khoa học là tiêu chí    quan trọng để đánh giá và bổ nhiệm. Giảng viên rất quan tâm và cam kết mạnh đối với    nhiệm vụ nghiên cứu và nhiệm vụ phát triển các nguồn lực từ bên ngoài.
2.9. Nghiên cứu chất lượng cao: hướng đến cả ba nhóm sản phẩm R-D&C – sáng tạo tri thức mới, phát triển công nghệ, ứng dụng và thương mại hóa; có các nhà khoa học xuất sắc, có các công bố quốc tế với số trích dẫn cao, có sản phẩm khoa học và công nghệ (KH&CN) tiêu biểu, đóng góp hiệu quả cho cộng đồng.
2.10. Lãnh đạo hiệu quả: Có chiến lược phát triển rõ ràng, có cam kết mạnh, kiên định với sứ mệnh và tầm nhìn.
3. Các tiêu chí đánh giá trường đại học nghiên cứu
Trường đại học nghiên cứu được đánh giá dựa trên các nhóm tiêu chuẩn và tiêu chí sau đây:
Tiêu chuẩn 1. Thành tích nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức
- Tỷ lệ bài báo khoa học bình quân trên giảng viên.
- Số lượng trích dẫn bình quân trên bài báo.
- Số lượng sách chuyên khảo.
- Sản phẩm KH&CN tiêu biểu quốc gia.
- Số lượng giải thưởng khoa học.
- Số lượng các nhà khoa học được mời đọc báo cáo mời tại các hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế.
- Tỷ lệ kinh phí từ nghiên cứu khoa học trên tổng kinh phí hoạt động của trường.
- Tỷ lệ thu từ dịch vụ KH&CN và chuyển giao tri thức trên tổng thu từ hoạt động KH&CN.
- Phát minh, sáng chế, tư vấn chính sách được áp dụng.
- Hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp, địa phương.
- Chuyển giao tri thức.
- Đánh giá của các học giả quốc tế.
Tiêu chuẩn 2. Chất lượng đào tạo
- Tỷ lệ giảng viên/người học.
- Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên.
- Tỷ lệ quy mô đào tạo sau đại học (trên tổng quy mô đào tạo).
- Tỷ lệ quy mô đào tạo tiến sĩ.
- Tỷ lệ bằng tiến sĩ (trên tổng số bằng cử nhân) được cấp hàng năm.
- Tỉ lệ nghiên cứu sinh sau tiến sĩ.
- Mức độ hài lòng của người học.
- Đánh giá của các nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế.
3. Tiêu chuẩn 3. Mức độ quốc tế hoá
- Tỷ lệ giảng viên quốc tế.
- Tỷ lệ người học là người nước ngoài.
- Số lượng các đề tài, chương trình hợp tác quốc tế có công bố quốc tế chung.
4. Tiêu chuẩn 4. Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất cho phòng thí nghiệm, phòng thực hành.
-  Cơ sở học học liệu.
- Công nghệ thông tin và thông tin khoa học.
4. Chuẩn đối sánh và trọng số của các tiêu chí
4.1. Phương pháp xác định chuẩn đối sánh
Chuẩn đối sánh và trọng số xác định trường đại học nghiên cứu được tổng hợp và cụ thể hóa dựa trên các tiêu chí phân loại của các trường đại học Carnegie (Carnegie Classification), Hoa Kỳ; tiêu chí xếp loại đại học nghiên cứu của Amano, Nhật Bản;   tiêu chí gắn sao đại học của bảng xếp hạng QS với mức chỉ tiêu 4 sao trở lên (hoặc/và nhóm 500 thế giới); tiêu chí xác định đại học nghiên cứu của Hiệp hội các trường ĐH Mỹ (Association of American Universities) và một số đặc điểm của Việt Nam. Nội dung của bộ tiêu chuẩn, chuẩn đối sánh, trọng số và thang điểm của các tiêu chí xác định trường đại học nghiên cứu được trình bày ở mục 4.3.
4.2. Phạm vi và phương thức áp dụng
Các tiêu chí trên đây đượcxác định bình quân trên từng đơn vị trường, viện   thành viên và đơn vị trực thuộc (đơn vị trực thuộc gọi chung cho cả khoa trực thuộc trường đại học thành viên) tương quan với số lượng cán bộ khoa học (giảng viên và nghiên cứu viên), người học (sinh viên, học viên cao học và NCS); có thể áp dụng cho  tất cả các loại hình đơn vị đào tạo và nghiên cứu ở ĐHQGHN, kể cả khoa trực thuộc của trường thành viên.
Lĩnh vực khoa học xã hội (KHXH) trong hướng dẫn này bao gồm bao gồm khoa học xã hội – nhân văn, kinh tế, luật, giáo dục, ngôn ngữ, nghiên cứu quốc tế và liên lĩnh vực.
Các đơn vị xác định định vị theo nhóm các trường đại học trong top 200 châu Á thì lấy chỉ tiêu trong cột “Chỉ tiêu kế hoạch của ĐHQGHN năm 2015”. Trường hợp đơn vị xác định định vị theo nhóm các trường đại học trong top 500 thế giới, lấy chỉ tiêu trong cột “Chỉ số của đại học nghiên cứu thuộc top 500 thế giới”.  
4.3. Các tiêu chuẩn, tiêu chí, chuẩn đối sánh quốc tế, chỉ tiêu kế hoạch và trọng số của ĐHQGHN

TT
Tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá
Chỉ số của đại học nghiên cứu thuộc top 500  thế giới
Chỉ số của ĐHQGHN năm 2013
Chỉ tiêu kế hoạch của ĐHQGHN    năm 2015
Trọng số (điểm)
Tiêu chuẩn 1. Thành tích nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức (500 điểm)
1.1
Số bài báo, báo cáo trong nước và quốc tế trung bình trên cán bộ khoa học hàng năm
Ít nhất 2 bài
0,5
1,0
20
1.2
Số lượng bài báo ISI hoặc/và Scopus trên cán bộ khoa học trong 5 năm gần đây
Ít nhất 5 bài báo (01 bài báo đối với lĩnh vực KHXH)
0,3
0,5
80
 1.3
Số lượng trích dẫn/bài báo khoa học trong 5 năm gần đây
Ít nhất 5 trích dẫn
1,2
2,0
80
1.4
Sách chuyên khảo xuất bản mỗi năm
10 chuyên khảo
1-3/đơn vị
3/đơn vị thành viên (đối với KHTN&CN là 2; đối với đơn vị trực thuộc là 1)
20
1.5
Sản phẩm KH&CN tiêu biểu quốc gia, quốc tế của đơn vị mỗi năm
10
< 1/đơn vị
1/đơn vị thành viên (0,5/đơn vị trực thuộc)
50
1.6
Số lượng giải thưởng khoa học quốc gia, quốc tế của cán bộ và người học trong 5 năm gần đây
10 giải thưởng
 < 3/đơn vị
Ít nhất 5/trường (1/viện, đơn vị trực thuộc)
30
1.7
Số lượng các nhà khoa học được mời đọc báo cáo mời tại các hội nghị khoa học quốc gia mỗi năm
Ít nhất 2 báo cáo mời/năm/bộ môn, chuyên ngành
< 1 báo cáo/ đơn vị trực thuộc
Ít nhất 2 báo cáo/đơn vị trực thuộc
10
1.8
Số lượng các nhà khoa học được mời đọc báo cáo mời tại các hội nghị khoa học quốc tế mỗi năm
Ít nhất 1 báo cáo mời/năm/bộ môn, chuyên ngành
< 0,3/đơn vị trực thuộc
Ít nhất 1/đơn vị trực thuộc (đối với KHXH là  0,5)
20
1.9
Tỉ lệ kinh phí KH&CN và chuyển giao tri thức trên tổng kinh phí hoạt động mỗi năm
Ít nhất 50% (25% đối với KHXH)
20%
45%
60
1.10
Tỉ lệ kinh phí dịch vụ KH&CN và chuyển giao tri thức trên tổng kinh phí hoạt động KH&CN mỗi năm
Ít nhất 30% (15% đối với KHXH)
5%
22,5%
10
1.11
Phát minh, sáng chế được công nhận mỗi năm (tư vấn chính sách đối với dụng KHXH)
Ít nhất 5         phát minh, sáng chế  cấp quốc tế và 20 phát minh, sáng chế  cấp quốc gia
< 0,5
Ít nhất 1         phát minh, sáng chế quốc gia/đơn vị(đối với đơn vị trực thuộc là 0,5)
30
1.12
Hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp, địa phương mỗi năm
Ít nhất 5 đề tài, chương trình nghiên cứu
< 1
Ít nhất 2/đơn vị thành viên (1/đơn vị trực thuộc)
20
1.13
Chuyển giao tri thức mỗi năm
05 dự án, đề án nghiên cứu được chuyển giao
< 1
1/đơn vị thành viên (0,5/đơn vị trực thuộc)
20
1.14
Đánh giá của các    học giả quốc tế năm gần nhất
Ít nhất 75 ý kiến đề cử theo khảo sát của các bảng xếp hạng
< 20/nhóm lĩnh vực
50/nhóm lĩnh vực
50
Tiêu chuẩn 2. Chất lượng đào tạo (400 điểm)
2.1
Tỷ lệ giảng viên/người học
1/12
16,2
14
80
 
2.2
Tỷ lệ cán bộ có học vị tiến sĩ trở lên trên tổng số cán bộ khoa học
Ít nhất 80% cán bộ khoa học (60% đối với KHXH)
43,5%
50% (70% đối với KHTN, CN & KT)
60
2.3
Tỷ lệ cán bộ có chức danh giáo sư, phó giáo sư
Ít nhất80% (60% đối với KHXH)
17,5%
20%
40
2.4
Tỉ lệ học viên cao học, NCS/tổng số người học quy đổi
Ít nhất 25%
28%
27%
40
2.5
Tỉ lệ NCS/tổng số người học quy đổi
Ít nhất 5%
2,5%
3%
20
2.6
Tỉ lệ NCS tốt nghiệp/cử nhân         tốt nghiệp chính qui mỗi năm
Ít nhất 10%
< 2%
5%
20
2.7
Tỉ lệ nghiên cứu viên sau tiến sĩ (post-doc), kể cả số tiến sĩ đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động
Ít nhất 5% cán bộ
< 1,5%
3%
20
2.8
Mức độ hài lòng của người học
Ít nhất 75%
< 75%
100%
50
2.9
Đánh giá của nhà tuyển dụng
50 ý kiến đề cử theo khảo sát của các bảng xếp hạng
< 5/nhóm lĩnh vực
40/nhóm lĩnh vực
70
Tiêu chuẩn 3. Mức độ quốc tế hóa (50 điểm)
3.1
Cán bộ khoa học   nước ngoài đến giảng dạy, nghiên cứu (ít nhất 1 học kỳ/năm)
Ít nhất 25% tổng số cán bộ        khoa học
< 10%
10%
15
3.2
Số lượng người học nước ngoài
Ít nhất trung bình 5% tổng quy mô đào tạo
< 1,5%
3%
15
3.3
Hợp tác nghiên cứu quốc tế có công bố chung trong vòng 3 năm gần đây
Ít nhất 50 hợp tác quốc tế
 < 5
10 hợp tác/trường (2 đối với viện, đơn vị trực thuộc)
20
Tiêu chuẩn 4. Cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo và NCKH (50 điểm)
4.1
Đầu tư cho phòng thí nghiệm, phòng thực hành mỗi năm
Ít nhất 5.000 USD/cán bộ khoa học/năm.
< 2.500 USD (đối với KHXH < 500 USD)
3.000 USD
(đối với KHXH 750 USD)
15
4.2
Đầu tư cơ sở học liệu và tài nguyên số mỗi năm
- 250 USD/người học;
- Ít nhất 50 tài liệu/cán bộ khoa học.
- 25 USD
 
- < 5 tài liệu/cán bộ khoa học;
-100 USD/người học;
- Ít nhất 10         tài liệu/cán bộ khoa học.
15
 
10
4.3
Công nghệ thông tin
0,2 máy tính/người học;
< 0,1 máy tính/người học
0,1 máy tính/ người học
5
100% người học có tài khoản vào các cơ sở dữ liệu khoa học trực tuyến như Springer, Sciencedirect
<15%
 
100 % cán bộ và NCS
 
5

5. Xác định mức độ đạt chuẩn đại học nghiên cứu của các đơn vị đào tạo và nghiên cứu ở ĐHQGHN
5.1. Đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chí
Điểm tổng cộng của các đơn vị được xác định từ điểm của các tiêu chuẩn, tiêu chí thành phần theo phương pháp tỷ lệ. Ví dụ: Tiêu chí A yêu cầu chỉ tiêu là x với điểm quy định tối đay (tức là, dù đạt vượt mức chỉ tiêu x, thì cũng chỉ được mức điểm y), nếu sản phẩm chỉ đạt x1 (x1<x) thì số điểm thực tế y1 của tiêu chí A sẽ là:
 
5.2. Đánh giá mức độ phù hợp chuẩn đại học nghiên cứu của đơn vị
 Dựa trên kết quả tính điểm theo các tiêu chí, mức độ đạt chuẩn đại học nghiên cứu của đơn vị được chia thành các nhóm như sau:
Chưa đạt
Tổng điểm dưới 500 điểm hoặc đạt dưới 40% số điểm tiêu chuẩn 1.
Mức 1
Tổng điểm đạt 501 – 600 điểm (trong đó tiêu chuẩn 1 đạt ít nhất 50% số điểm của tiêu chuẩn này).
Mức 2
Tổng điểm đạt từ 601 – 700 điểm (trong đó tiêu chuẩn 1 đạt ít nhất 60% số điểm của tiêu chuẩn này).
Mức 3
Tổng điểm đạt từ 701- 800 điểm (trong đó tiêu chuẩn 1 đạt ít nhất 70% số điểm của tiêu chuẩn này).
Mức 4 (cao nhất)
Tổng điểm đạt trên 800 điểm (trong đó tiêu chuẩn 1 đạt ít nhất 80% số điểm của tiêu chuẩn này).
Đơn vị đạt tổng điểm của mức trên, nhưng điểm của tiêu chuẩn 1 đạt ở mức nào thì chỉ được xếp vào mức tương ứng đó.
6. Tổ chức thực hiện
6.1. Hàng năm, thủ trưởng các đơn vị đào tạo và nghiên cứu thành viên, trực thuộc căn cứ vào hướng dẫn này để tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học, phân tích hiện trạng và tự đánh giá mức độ đạt chuẩn trường đại học nghiên cứu của đơn vị; làm cơ sở xác định chỉ tiêu kế hoạch và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm học tiếp theo. Kết quả đánh giá mức độ đạt chuẩn trường đại học nghiên cứu theo hướng dẫn này là Phụ lục bắt buộc kèm theo Báo cáo tổng kết năm học và Kế hoạch ngân sách hàng năm của đơn vị.
6.2. Các đơn vị có kết quả tự xác định thuộc nhóm “Đạt” trở lên xây dựng Đề án Phát triển đơn vị thành đại học nghiên cứu mức cao hơn, kèm theo các minh chứng gửi ĐHQGHN (qua Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục) để được tổ chức thẩm định, báo cáo Giám đốc ĐHQGHN công nhận kết quả, phê duyệt kế hoạch đầu tư và phân bổ ngân sách dựa theo kế hoạch.
6.3. Ban KHTC làm đầu mối, phối hợp với Văn phòng, các ban chức năng và Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục đánh giá mức độ đạt chuẩn đại học nghiên cứu của ĐHQGHN, xác định chỉ tiêu kế hoạch, các nguồn lực và giải pháp để thực hiện kế hoạch hàng năm và kế hoạch trung hạn; Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các   đơn vị.
Hướng dẫn này bắt đầu áp dụng từ tổng kết năm học 2012-2013 và xây dựng kế hoạch ngân sách năm 2014. Đề nghị Văn phòng, các ban chức năng và các đơn vị thực hiện nghiêm túc.

 VNU Media - ĐHQGHN
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :