Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Lê Hà Chi
Tên đề tài luận án: Chế tạo và khảo sát các tính chất phát quang, quang điện và điện hoá của các lớp chuyển tiếp dị chất cấu trúc nanô

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: LÊ HÀ CHI                         
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 09/10/1981                                                   
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2377/SĐH, ngày 14 tháng 12 năm 2006
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài luận án: Chế tạo và khảo sát các tính chất phát quang, quang điện và điện hoá của các lớp chuyển tiếp dị chất cấu trúc nanô
8. Chuyên ngành: Vật liệu và linh kiện nanô                    
9. Mã số: đào tạo thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Năng Định,  TS. Phạm Duy Long
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
(1).     Đã chế tạo được các vật liệu lai hữu cơ - vô cơ cấu trúc nano: POSS-PF, MEH-PPV+TiO2 (cấu trúc nanô dạng hạt và dạng que), PVK+nc-MoO3, MEH-PPV+CNTs. Nghiên cứu cấu trúc, hình thái học và các tính chất phát quang, quang điện và điện hóa của các chuyển tiếp dị chất trong vật liệu lai. Khảo sát các yếu tố thực nghiệm ảnh hưởng lên tính chất vật liệu.
(2).     Đã chế tạo được điốt điện huỳnh quang trên cơ sở vật liệu lai POSS-PF và khảo sát các đặc trưng của linh kiện. Các nghiên cứu cấu trúc và tính chất quang phổ chỉ ra rằng các chuỗi polymer được sắp xếp trật tự hơn khi được kết hợp với POSS. Do đó khả năng tiêm hạt tải điện từ điện cực sẽ được cải thiện vì tiếp xúc tốt hơn giữa giao diện điện cực/vật liệu lai và khả năng truyền hạt tải trong vật liệu lai POSS-PF cũng tốt hơn do đó làm tăng hiệu suất phát quang của linh kiện lai (0,36 cd/A) lên so với linh kiện polyme PF thuần (0,26 cd/A).
(3).     Đã chế tạo được pin mặt trời trên cơ sở vật liệu lai MEH-PPV+nc-TiO2. Khi được chiếu sáng linh kiện sử dụng màng TiO2 sợi nano cho mật độ dòng ngắn mạch lớn hơn nhiều (0.5 mA/cm2) so với linh kiện sử dụng màng TiO2 hạt nano (0.15 mA/cm2) (hơn 3 lần). Từ kết quả đo đặc trưng I-V cho thấy màng TiO2 sợi nano rất phù hợp với vai trò chất donor và vì vậy hiệu suất của linh kiện được cải thiện đáng kể.
(4).     Vật liệu điện cực dương spinel LiNi0.5Mn1.5O4 đã được chế tạo bằng các phương pháp tổng hợp khác nhau (tổng hợp pha rắn, tổng hợp đốt cháy, tổng hợp hóa ướt, tổng hợp sol-gel). Ngoài ra, các tính chất điện hóa và cấu trúc của vật liệu còn phụ thuộc rất mạnh vào các nguyên liệu tổng hợp ban đầu (các loại muối acetate, nitrate và oxit), tỉ lệ thành phần Li+, nhiệt độ ủ. Vật liệu tổ hợp lai hữu cơ - vô cơ làm điện cực dương cho pin ion liti đã được chế tạo với thành phần LiNi0.5Mn1.5O4/carbon/PVdF.
(5).     Đã khảo sát các tính chất điện hóa của các mẫu pin Li/EC:DMC 1:1, LiPF6 1M/LiNi0.5Mn1.5O4. Trong số các mẫu chế tạo theo các phương pháp tổng hợp khác nhau, mẫu chế tạo bằng phương pháp tổng hợp hóa ướt WeC-800 thể hiện các tính chất điện hóa tốt nhất đạt dung lượng riêng hơn 100 mAhg-1 trên 400 vòng phóng - nạp ở tốc độ dòng cao 1C = 146 mAg-1.
Xem thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :