Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Ngọc Thúy
Tên đề tài luận án: “Quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức"

>>> English

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:  LÊ THỊ NGỌC THÚY           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15/10/1976                                                                

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1990/SĐH ngày 22/11/2006  của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: “Quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức"

8. Chuyên ngành: Quản lí giáo dục                                 

9. Mã số: 62 14 05 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS Đặng Thành Hưng; GS.TS Nguyễn Lộc

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1.  Luận án đã xây dựng được luận cứ khoa học cho việc quản lý nhà trường tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức.

11.2. Xây dựng được cơ sở lý luận của nội dung quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức.

11.3. Trên cơ sở dựa vào các Chuẩn, luận án đã đưa ra được những nguyên tắc định hướng, cách thức vận hành và nội dung bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường tiểu học Việt Nam giúp cho các nhà quản lý sử dụng làm công cụ quản lý ở cấp trường.

11.4. Đề xuất được 03 giải pháp quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức có tính chất là cần thiết, hợp lý và khả thi. Bao gồm: Bồi dưỡng, rèn luyện và nâng cao nhận thức cho các lực lượng sư phạm- xã hội về vấn đề văn hóa nhà trường; Các nhà quản lý giáo dục sử dụng Bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường tiểu học như là công cụ để quản lý nhà trường; Lãnh đạo nhà trường khai thác cung ứng các nguồn lực để phát triển nhà trường tiểu học có văn hóa lành mạnh và hiệu quả.

11.5. Các giải pháp đã thể hiện cụ thể ở mục đích, ý nghĩa; nội dung, quy trình và các điều kiện thực hiện làm tăng hiệu quả quản lý nhà trường tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức.

11.6. Qua khảo nghiệm lấy ý kiến chuyên gia của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà quản lý giáo dục ở một số cấp Sở, phòng, trường tiểu học và giáo viên về tính hợp lý, tính cần thiết, tính khả thi của Bộ tiêu chí và các giải pháp; Kết quả thử nghiệm Bộ tiêu chí 03 trường như: Quan Hoa, Trần Quốc Toản và Trần Phú đã đưa ra được những sự phù hợp, tác dụng và phát triển nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và có thể áp dụng cho một số trường tiểu học khác.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Các kết quả nghiên cứu đã đạt được có khả năng ứng dụng trong thực tiễn để đổi mới quản lý nhà trường tiểu học. Với Bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường tiểu học sẽ trở thành một công cụ góp phần đánh giá hiệu quả nhà trường và đưa ra một hướng quản lý mới cho các nhà quản lý giáo dục. Kết quả triển khai bước đầu về quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức đã được thực hiện tại các trường tiểu học: Quan Hoa, Trần Quốc Toản và Trần Phú, sau đó sẽ còn có thể áp dụng cho những trường tiểu học Việt Nam nói riêng và các nhà trường phổ thông nói chung. Luận án có ý nghĩa cấp thiết nhằm góp phần thực hiện chủ trương của Nhà nước về đổi mới quản lý nhà trường bằng văn hóa nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tạo ra sự phát triển bền vững và hiệu quả.

Xem thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   |