Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Võ Thị Việt Dung
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phương pháp xác định các axit béo trong một số loại dầu mỡ động, thực vật Việt Nam bằng kỹ thuật sắc ký

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: VÕ THỊ VIỆT DUNG  

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25/02/1983                                                           

4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế, Việt Nam

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 5429/QĐ-SĐH ngày 30/10/2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ và tập thể cán bộ hướng dẫn NCS số 738/QĐ-SĐH-TN của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phương pháp xác định các axit béo trong một số loại dầu mỡ động, thực vật Việt Nam bằng kỹ thuật sắc ký.

8. Chuyên ngành: Hoá Phân tích                                                

9. Mã số: 62 44 29 01

10. Tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Trung; PGS.TSKH Lưu Văn Bôi

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đã nghiên cứu khảo sát các thông số máy, mô hình hóa và tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân tích của hệ thiết bị GC/FID. Điều kiện tối ưu của GC/FID để tách và xác định đồng thời 37 metyl este axit béo trong hỗn hợp với khả năng tách trên 95% (R = 1,08) và độ lặp lại tốt (RSD = 2,12%): Cột tách: cột mao quản phân cực mạnh SPTM-2560 (100 m × 0,25 mm × 0,2 mm); chương trình nhiệt độ lò cột: nhiệt độ đầu: 1400C, giữ 5 phút, tăng 2,40C/phút lên 2400C, giữ 8 phút; khí mang: He, tốc độ 20,5 cm/s; bơm chia dòng tỉ lệ 30:1; detector FID ở 2600C, khí phụ trợ H2: 40 ml/phút, không khí: 400 ml/phút, dòng He make up: 40 ml/phút.

Đã kiểm tra hàm lượng axit béo tự do trong dầu mỡ động, thực vật nhằm áp dụng quy trình thích hợp chuyển hóa dầu mỡ động, thực vật thành metyl este axit béo để phân tích bằng GC/FID: áp dụng quy trình chuyển hóa một giai đoạn xúc tác kiềm đối với mỡ cá basa, mỡ lợn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu lạc, dầu dừa và quy trình chuyển hóa hai giai đoạn, giai đoạn đầu sử dụng xúc tác axit và giai đoạn sau sử dụng xúc tác kiềm đối với dầu hạt cao su và dầu hạt jatropha.

Đã nghiên cứu và khảo sát một cách có hệ thống từ đơn lẻ đến mô hình hóa bằng mô hình hồi quy bậc hai các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chuyển hóa metyl este axit béo qua quá trình chuyển hóa một giai đoạn và hai giai đoạn dầu mỡ động, thực vật, tìm được điều kiện tối ưu và hiệu suất chuyển hóa của mỗi quá trình.

Đã áp dụng quy trình chuyển hóa dầu mỡ động, thực vật từ dạng không bay hơi thành dạng dễ bay hơi metyl este axit béo đối với 8 mẫu dầu mỡ động, thực vật nghiên cứu với độ chuyển hóa cao, trên 98%, độ lặp lại tốt, độ lệch chuẩn tương đối dưới 0,7%, thích hợp để phân tích thành phần metyl este axit béo trên hệ thống GC/FID.

Phương pháp phân tích đã được đánh giá thống kê với độ nhạy, độ lặp lại, độ đúng, độ thu hồi tốt, đạt yêu cầu về độ chính xác và độ tin cậy khi so sánh kết quả phân tích với mẫu kiểm nghiệm Vilas của Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia, đáp ứng được các yêu cầu trong phân tích hóa học.

Đã tiến hành phân tích đồng thời các axit béo trong 8 mẫu dầu mỡ động, thực vật thông dụng gồm: mỡ cá basa, mỡ lợn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu lạc, dầu dừa, dầu hạt cao su và dầu hạt jatropha. Các số liệu có thể sử dụng trong việc cập nhật số liệu vào bảng thành phần dầu hạt thực vật, mỡ động vật, thành phần thực phẩm, thành phần thức ăn gia súc, lựa chọn làm nguyên liệu điều chế biodiesel của Việt Nam,...

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Có thể áp dụng các điều kiện nghiên cứu để tách và xác định đồng thời các axit béo trong các mẫu dầu mỡ động, thực vật khác nhau, điều chế nhiên liệu biodiesel từ dầu mỡ động thực vật Việt Nam.

Xem thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :