Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Phương Loan
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 27/06/1959                                                                       

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh của Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội  số: 144/SĐH, ngày 6 tháng 7 năm 2005.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Văn bản điều chỉnh tên đề tài luận án số 230/TNMT ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

8. Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững.   

9. Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Lê Trọng Cúc; PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

- Điểm mới thứ nhất của luận án là làm rõ một số vấn đề lý luận của khoa học sinh thái nhân văn, hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết chung và ứng dụng vào việc nghiên cứu cấp tổ chức bậc thấp của hệ sinh thái nhân văn. Áp dụng lý thuyết sinh thái nhân văn vào nghiên cứu vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng đã chỉ ra được nguyên nhân của sự phát triển chưa bền vững trong bản chất bên trong của hệ thống, bao gồm sự thiếu một thể chế đủ mạnh để kiểm soát hệ thống, đặc biệt là cơ sở cho quản lý dựa vào cộng đồng, thiếu tri thức nghề và chưa tính đủ bài toán chi phí lợi ích mở rộng.

- Điểm mới thứ hai của luận án là đánh giá được tính bền vững của hệ thống bằng phương pháp đánh giá thịnh vượng, trên cơ sở đánh giá riêng cho hệ sinh thái và hệ xã hội, trong đó việc tính các chỉ số thịnh vượng thành phần và chỉ số thịnh vượng chung được thử nghiệm lần đầu tiên ở Việt Nam cho hệ sinh thái nhân văn huyện Nghĩa Hưng.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Phục vụ cho công tác giảng dạy môn sinh thái nhân văn ở hệ đào tạo đại học và cao học của ngành khoa học môi trường.     

- Bước đầu cho thấy chỉ số thịnh vượng WI có thể sử dụng được trong đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam. Việc triển khai đánh giá theo chỉ số này trên các vùng khác trong cả nước vừa có vai trò vừa là công cụ để so sánh hiện trạng phát triển bền vững giữa các địa phương và quốc gia, vừa sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu cho đánh giá phát triển bền vững theo chuẩn quốc tế. Riêng chỉ số phát triển bền vững ASI thì cần được cải tiến thêm để có độ nhạy cao hơn trong đánh giá các thay đổi của hệ thống.

- Nghiên cứu sinh thái nhân văn và đánh giá phát triển bền vững bằng chỉ số cho phép nhận diện dễ dàng các thiếu hụt trong phát triển bền vững và những khó khăn, rào cản của sự thiếu hụt này để đưa ra được các giải pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả.

Xem thông tin chi tiết.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :