Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đặng Thị Thanh Trâm
Tên đề tài luận án: Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc (1965 - 1972)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Thị Thanh Trâm 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/10/1977   

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4152/QĐ-SĐH ngày 15/7/2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc (1965 - 1972)                                

8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 

9. Mã số: 62 22 56 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Khang

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

        Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung tư liệu mới, xử lý nguồn tư liệu một cách khoa học, luận án có những đóng góp sau:

- Khai thác khối lượng tư liệu khá phong phú, đa dạng và đáng tin cậy về chủ trương, đường lối và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng trong việc tổ chức xây dựng, bảo vệ hậu phương miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1972.

-  Nguồn tài liệu tham khảo, phụ lục của luận án có thể đóng góp cho việc nghiên cứu một số vấn đề thuộc về hoặc có liên quan đến xây dựng, phát huy sức mạnh, vai trò hậu phương miền Bắc thời kỳ 1965 - 1972.

- Mô tả, phục dựng tương đối đầy đủ, khách quan bức tranh lịch sử về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1972.

- Góp phần làm sáng tỏ hoàn cảnh hoạch định, thành công, hạn chế các chủ trương, đường lối, giải pháp, biện pháp của Đảng Lao Động Việt Nam trong quá trình xây dựng, bảo vệ, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam và chiến trường Đông Dương.

 -  Bước đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét có cơ sở khoa học về những thành tựu, hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh của hậu phương miền Bắc; từ đó, rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và phục vụ công tác giảng dạy môn Lịch sử ĐCSVN, Đường lối cách mạng của ĐCSVN cũng như những môn học có liên quan.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu về hai cuộc chống CTPH ở miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1972) nói chung, về quá trình ĐLĐVN lãnh đạo quân dân đánh thắng hai cuộc CTPH nói riêng có nhiều vấn đề mà nội dung, các chiều cạnh của nó khó thể chuyển tải đồng thời và đầy đủ trong khuôn khổ của một chuyên luận. Cùng với độ lùi thời gian, các tư liệu lịch sử luôn được phát lộ, các quan điểm nghiên cứu mới tiếp tục được cập nhật, xuất hiện những yêu cầu nghiên cứu mới từ đòi hỏi của thực tiễn…Điều đó mở ra những cơ hội to lớn, những khả năng hiện thực và đặt ra yêu cầu, trách nhiệm đối với giới nghiên cứu, trong đó có tác giả luận án. Trên quan điểm, luận án mới chỉ là bước khởi đầu của con đường nghiên cứu, NCS dự định hướng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu sắp tới như sau:

- Xây dựng, phòng thủ biển, đảo; chống bao vây, phong tỏa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975);

- Phát huy nội lực kết hợp với tranh thủ ngoại lực; đồng thời, giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975);

- Quan hệ giữa hòa bình và chiến tranh; vấn đề bảo vệ biên giới, chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải đặt trong những diễn biến, vận động của tình hình thế giới, khu vực giai đoạn hiện tại;

- Giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế, giữa xây dựng và bảo vệ; giữa chính quyền và nhân dân… trong phát triển đất nước hiện nay.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Đặng Thị Thanh Trâm (2009), “Giáo dục ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay), tr. 221 - 226.

 - Đặng Thị Thanh Trâm (2009), “Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trong phong trào Đồng khởi năm 1960” (2009), 50 năm phong trào đồng khởi ở miền Nam Việt Nam những vấn đề lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 379 - 391.

 - Đặng Thị Thanh Trâm (2010), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Kỷ yếu hội thảo khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) (Tư tưởng Hồ Chí Minh với con đường phát triển Việt Nam), Hà Nội, tr. 475 - 483.

- Đặng Thị Thanh Trâm (2012),  “Chuyển hậu phương miền Bắc sang thời chiến, sẵn sàng đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ”, Tạp chí Lịch sử quân sự (252), tr. 39 - 43.

- Đặng Thị Thanh Trâm (2012),  “Từ dự báo chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972”, Tạp chí Giáo dục lý luận (189), tr.11- 13.

 - Đặng Thị Thanh Trâm (2012),  “Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo sớm âm mưu đế quốc Mỹ sử dụng máy bay chiến lược B52 đánh phá Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc” , Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 134 - 146.


 

 Ngọc Tân - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan