Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Bùi Vũ Anh
Tên đề tài luận án: Đại số khoảng, otomat khoảng và một số ứng dụng.

1. Họ và tên: Bùi Vũ Anh.                                                     

2. Giới tính: Nam.

3. Ngày sinh: 10/4/1976                                                         

4. Nơi sinh: Thanh Hoá.

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 4089/QĐ-SĐH ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.

7. Tên đề tài luận án: Đại số khoảng, otomat khoảng và một số ứng dụng.

8. Chuyên ngành: Bảo đảm toán học cho Máy tính và Hệ thống tính toán.        

9. Mã số: 62 46 35 01.

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Trung Huy, TS. Nguyễn Thị Hồng Minh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã giải quyết được các vấn đề chính sau:

- Xây dựng một cấu trúc đại số trên các khoảng cùng các phép toán, các quan hệ thứ tự. Cấu trúc đại số này đã được ứng dụng vào việc thiết kế giao thức bảo mật Zero-Knowlegde mới và được dùng trong việc giải bài toán lập lịch cho các công việc trên bó máy tính.

- Đề xuất mô hình otomat khoảng, một công cụ otomat mới sử dụng đại số khoảng,  có thể dùng để mô hình hóa các hệ thời gian thực với các ràng buộc thời gian có dạng khoảng. Luận án cũng đưa ra thuật toán giải hai bài toán được đặt ra là đơn định hóa và tối thiểu hóa otomat khoảng.

- Giải bài toán tìm đường đi nhanh nhất theo thời gian của một mạng giao thông dùng công cụ otomat khoảng với các ràng buộc thời gian dạng khoảng được gắn trên các cung chuyển; bài toán đạt được trên mạng được mô hình bằng otomat khoảng khi ràng buộc khoảng trên các cung chuyển chính là thời gian ưu tiên được phép đi qua của cung.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Chương 2 đã trình bày một ứng dụng trong lĩnh vực bảo mật: giao thức Zero-Knowledge. Chương 4 đã chỉ ra các ứng dụng trong việc giải bài toán tìm đường đi nhanh nhất trên một mạng giao thông, bài toán kiểm tra xem một nút là có thể đạt đến được tại một thời điểm trong mạng ưu tiên khi các mạng này được mô hình bằng otomat khoảng và ứng dụng trong việc giải bài toán lập lịch công việc cho các máy tính ghép cụm.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Đồ thị khoảng, ngôn ngữ khoảng và kiểm chứng mô hình các hệ thống được biểu diễn bằng otomat khoảng là những vấn đề còn mở. Chúng ta có thể làm phong phú thêm lý thuyết đồ thị bằng cách sử dụng cấu trúc đại số xây dựng trên khoảng nhằm giải quyết các bài toán đã đặt ra trên mô hình đồ thị trong ngữ cảnh có ràng buộc dạng khoảng. Tính chính quy của ngôn ngữ khoảng, biểu diễn ngôn ngữ khoảng bằng biểu thức chính quy mở rộng... là các chủ đề liên quan và là mục tiêu để nghiên cứu trong tương lai. Ngoài ra, do otomat khoảng là một dạng của otomat thời gian nên ta có thể dùng công cụ kiểm chứng của otomat thời gian để áp dụng cho otomat khoảng. Tuy nhiên, ta cũng có thể phát triển các công cụ riêng nhằm tận dụng tính đơn giản hơn của mô hình otomat khoảng so với otomat thời gian để thu được hiệu quả cao hơn khi kiểm chứng mô hình.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Dang Van Hung, Bui Vu Anh, Model Checking Component Based Systems with Black-box Testing, Technical report at International Institute for Software Technology, United Nation University, Macao, 2005, published in RTCSA, pp. 76 - 79, 11th IEEE International Conference on Embedded and Real-Time Computing Systems and Applications (RTCSA'05), 2005. ISBN ~ ISSN:1533-2306, 0-7695-2346-3.

[2] Bui Vu Anh, Nondeterministic duration automata  in modeling priority network, Proceeding of National Conference: Some selected topics in Information Technology,  5-6/08/2009, Vietnam, vol. 210156B00, pp. 315 - 325.

[3] Bui Vu Anh, Duration automaton in scheduling programs for a cluster computer system, Journal of Computer Science and Cybernetics, vol. 27, number 3 (2011) pp. 218 - 228.

[4] Bui Vu Anh, A schedule algorithm for works with uncertainly finish time on a cluster computer, Addendum of International Conference on Computing and Communication Technologies Research, Innovation and Vision for the Future (IEEE-RIVF 2012.), pp. 40 - 44.

[5] Bui Vu Anh, Phan Trung Huy, An Algebraic Structure for Duration Automata, 4th International Conference Computational Collective Intelligence. Technologies and Applications (ICCCI 2012), Ho Chi Minh City, Vietnam, November 28-30, 2012, Proceedings, Part II Series: Lecture Notes in Computer Science, vol. 7654 Subseries: Lecture Notes in Artificial Intelligence. pp. 413 - 422 ISSN 0302-9743, ISBN 978-3-642-34706-1. (Thomson Reuters ISI Proceeding (Web of Sciences, database ID 19228)). 

[6] Bui Vu Anh, Phan Trung Huy, A Zero-knowledge protocol based on a new product of durations, 12th IEEE International Symposium on Signal Processing and Information Technology  (ISSPIT 2012), Ho Chi Minh City- Vietnam, December 12-15, 2012, ISBN/ISSN 978-1 4673-5604-6/12.

[7] Bùi Vũ Anh, Phan Trung Huy, Ứng dụng một tích khoảng mới trong bảo mật, Tạp chí Tin học và điều khiển học, tập 29, số 2 (2013) trang 149 - 158, ISSN 1813-9663.

[8] Bùi Vũ Anh, Đơn định và tối tiểu hóa otomat khoảng, Tạp chí Tin học và điều khiển học, tập 30, số 2 (2014), trang 148 - 162, ISSN: 1813-9663.

 >>>>> Xem thông tin bản tiếng Anh.

 Quang Lợi - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :