Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phan Thị Thu Hằng
Tên đề tài luận án: Tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh và ảnh hưởng của nó đối với chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Thị Thu Hằng    

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:  02/11/1986                                          

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 5658/QĐ-SĐH, ngày 17 tháng 11 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh và ảnh hưởng của nó đối với chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn

8. Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS  9. Mã số: 62 22 80 05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Tiếp cận dưới góc độ Triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp liên ngành, luận án đã trình bày có hệ thống và rõ hơn cơ sở khách quan và chủ quan cho sự hình thành và phát triển tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh. Trong đó, luận án phân tích đầy đủ hơn những điều kiện và tiền đề khách quan của thế giới, khu vực và Việt Nam cùng với sự phân tích các nhân tố cuộc đời, sự nghiệp di thảo mang đậm dấu ấn chủ quan của Minh Mệnh

- Luận án đã trình bày và phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh: 1. Tư tưởng về đạo trị nước 2. Tư tưởng hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền 3. Tư tưởng bảo tồn chủ quyền và văn hóa truyền thống trước ảnh hưởng của phương Tây.

- Luận án đã phân tích ảnh hưởng của tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh đến chế độ phong kiến triều Nguyễn ở các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục

- Luận án đã góp phần đánh giá giá trị và hạn chế của tư tưởng chính trị - xã hội Minh Mệnh trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho người quan tâm đến về lịch sử tư tưởng Việt Nam thời Nguyễn, góp phần vào giảng dạy và nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội cho sinh viên, học viên cao học và những người quan tâm nghiên cứu về lịch sử triết học nói chung, lịch sử tư tưởng và tư tưởng triết học Việt Nam nói riêng.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam thế kỷ XIX

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Phan Thị Thu Hằng , Đỗ Thị Hòa Hới (2009), “Chính sách của Minh Mệnh đối với tôn giáo và ý nghĩa của nó trong lịch sử Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (12), tr. 16 - 25.

2. Phan Thị Thu Hằng (2012), “Tình hình nghiên cứu tư tưởng Minh Mệnh trong những năm gần đây”, Tạp chí Triết học (6), tr. 80 - 86.

3. Phan Thị Thu Hằng (2013), “Bước đầu tiếp cận tư tưởng chính trị của Minh Mệnh từ lý thuyết nhà nước pháp quyền”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn , NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 99 - 108.

4. Phan Thị Thu Hằng, Nguyễn Sử (2014), “Về mối quan hệ giữa vương quyền và thần quyền trong tư tưởng chính trị - xã hội của vua Minh Mạng từ góc nhìn di sản văn hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa (2/47), tr. 62 - 65.

5. Phan Thị Thu Hằng (2014), “Quan niệm về đạo làm người của Minh Mạng”, Tạp chí Triết học (8), tr. 60 - 66.

 >>>>> Xem thông tin bằng tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   |