Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Hải Ninh
Tên đề tài luận án: Tái thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn

1.   Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hải Ninh          

2. Giới tính: Nữ

3.   Ngày sinh: 19/7/1972                                                                      

4. Nơi sinh: Hà Nội

5.   Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3208/QĐ-SĐH ngày 8/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội.

6.   Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7.   Tên đề tài luận án: Tái thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn

8.   Chuyên ngành: Luật hình sự                                                

9. Mã số: 62 38 40 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí                                                                              Hướng dẫn 2: TS. Lê Hữu Thể

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Trong khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về tái thẩm ở tất cả các cấp độ nghiên cứu. Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống về tái thẩm trong tố hình sự Việt Nam trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.

- Luận án hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học để khẳng định việc quy định về tái thẩm như một thủ tục cần thiết nhằm bảo đảm vụ án được giải quyết khách quan, công bằng, bảo đảm quyền con người, bảo đảm Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

- Luận án làm rõ các đặc trưng của thủ tục tái thẩm cũng như những yêu cầu của phương pháp tiếp cận quyền đối với thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự ở nhà nước pháp quyền. Phân biệt sự khác nhau giữa thủ tục tái thẩm với xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm làm căn cứ đưa ra các kiến nghị về thủ tục tố tụng phù hợp trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Luận án làm rõ căn cứ kháng nghị tái thẩm là tình tiết làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật  mà Toà án không biết khi ra bản án hoặc quyết định đó, phân biệt với căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án cũng như đưa ra quan điểm của tác giả luận án về việc tách hay nhập thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

- Luận án đối chiếu, so sánh trên cơ sở tiêu chí của luật học so sánh về thủ tục tái thẩm trong luật tố tụng hình sự một số nước đại diện cho các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới và ở những mô hình tố tụng khác nhau. Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt, lý giải sự khác nhau đó trong điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ văn hoá pháp lý, trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật của từng quốc gia để định hướng cho việc hoàn thiện thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam.

- Luận án đánh thực trạng pháp luật tố tụng hình sự về tái thẩm; thực trạng thi hành pháp luật tố tụng hình sự  về tái thẩm tại Việt Nam; chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình áp dụng cũng như các yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn thiện thủ tục tố tụng nói chung và tái thẩm nói riêng theo hướng chặt chẽ, khách quan, công bằng góp phần bảo đảm quyền con người, nâng cao hiệu quả đấu tranh xử lý tội phạm; xây dựng các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao chất lượng tái thẩm tại Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là các luận điểm khoa học về khái niệm, đặc điểm và căn cứ tái thẩm góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa học luật về tái thẩm trong tố tụng hình sự.

- Kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là các luận điểm khoa học trong việc phân tích pháp luật, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tái thẩm đóng góp về mặt thực tiễn, giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong việc xây dựng, thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, trong chiến lược cải cách tư pháp, cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nói chung, pháp luật tố tụng hình sự về tái thẩm nói riêng. Luận án là tài liệu tham khảo thiết thực trong nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng và thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Hải Ninh (2014), “Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về phạm vi và thẩm quyền của hội đồng tái thẩm”, Tạp chí Luật học (5), tr. 46 - 52.

[2] Nguyễn Hải Ninh (2014), “Căn cứ kháng nghị tái thẩm vụ án hình sự”, Tạp chí Toà án nhân dân (10), tr. 9 - 12.

[3] Nguyễn Hải Ninh (2014), “Tái thẩm trong tố tụng hình sự Cộng hoà Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (6), tr. 60 - 64.

>>>>> Xem thêm bản tiếng Anh.

 Cấn Hương - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   |