Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đặng Công Hoàn
Tên đề tài luận án: Phát triển dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Công Hoàn

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 09/03/1977

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2439/QĐ-ĐHKT, ngày 25 tháng 10 năm 2012

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: thay đổi tên đề tài từ “Phát triển bền vững hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam” sang “Phát triển dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam” theo quyết định số  3720/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2013 của Hiệu trưởng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội

7. Tên đề tài luận án: Phát triển dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam

8. Chuyên ngành:    Kinh tế Chính Trị

9. Mã số: 62 31 01 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh, TS. Lê Trung Thành

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về mặt lý luận, học thuật:

Nghiên cứu có những đóng góp mới về mặt lý luận về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư: (i) Hoàn thiện các khái niệm liên quan đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư; (ii) Xác định rõ nội dung phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt giành cho khu vực dân cư trong thời gian tới sẽ theo xu hướng thông qua các công cụ/phương tiện thanh toán hiện đại có ứng dụng công nghệ cao; (iii) Bước đầu xác định bộ chỉ số đánh giá phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư, (iv) Hoàn thiện một bước việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư trong điều kiện phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; (v) Trên cơ sở khoa học kinh tế chính trị chuyên ngành, luận án đã làm rõ thêm vai trò của Nhà nước trong việc phát triển dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt và lợi ích của phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư với nền kinh tế (vi) trình bày được kinh nghiệm quốc tế và mô hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở một số quốc gia điển hình.

Về mặt thực tiễn:

Luận án đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh để đánh giá tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam trên các khía cạnh: (i) Đánh giá về các nhân tố ảnh  hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với khu vực dân cư ở Việt Nam (ii) Đánh giá được tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư theo lát cắt của hai nhóm phương tiện thanh toán điển hình là: Thanh toán thẻ và Thanh toán điện tử;

Dựa theo dữ liệu chuỗi thời gian từ 1994-2014 về: Tỷ lệ Thanh toán không dùng tiền mặt (X), Thu nhập bình quân đầu người – GPC (Y1) và Thu Ngân sách nhà nước (Y2), luận án đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy với sự hỗ trợ của các phần mềm phân tích dữ liệu (Stata, Exel) để thực hiện phân tích mối liên quan giữa các biến nêu trên.

Dựa trên phương pháp nghiên cứu và bộ tiêu chí đánh giá cộng với kết quả điều tra  phỏng vấn các chuyên gia kinh tế (81 người) và điều tra mức độ cảm nhận của người dân với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (341 người) kết hợp với kết quả đánh giá các lát cắt thực trạng của hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2007-2014,  Luận án đã đưa ra: (i) Gợi ý về mô hình cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt từ phía các Ngân hàng thương mại và (ii) Các hàm ý và khuyến nghị các giải pháp cho: Nhà nước, Ngân hàng thương mại và sự phối hợp của các Bộ/ngành có liên quan hướng đến việc phát triển ngày càng hiệu quả dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư trong thời gian tới.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Bộ chỉ số đánh giá hoạt động phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư và mô hình cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có thể được sử dụng cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và các dịch vụ thanh toán chuyên sâu khác như: Thương mại điện tử, thanh toán điện tử…từ đó thúc đẩy phát triển hiệu quả các loại hình dịch vụ thanh toán qua hệ thống ngân hàng nói chung.

Phương pháp hồi quy xác định mối tương quan giữa thanh toán không dùng tiền mặt với GPC và thu Ngân sách nhà nước có thể dược mở rộng để đánh giá mức độ tác động của thanh toán không dùng tiền mặt đối với các chỉ số khác như: Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng, Tỷ lệ gia tăng tiết kiệm, mức độ thu hút đầu tư nước ngoài…cũng như “ngưỡng” hiệu quả của của các chỉ số này.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Khung phân tích của nghiên cứu này có thể được tiếp tục nghiên cứu mở rộng sang một số lĩnh vực dịch vụ tương đương khác như: Phát triển dịch vụ thanh toán không qua ngân hàng, dịch vụ thanh toán điện tử nói chung và các dịch vụ ngân hàng tài chính hiện đại khác. Ngoài ra phạm vi đề tài cũng có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu hoạt động TTKDTM thông qua các hệ thống trung gian thanh toán phi ngân hàng tương ứng với từng nhóm phân tổ dân cư như: Nông thôn-Thành thị; người trong độ tuổi lao động-người ngoài độ tuổi lao động…

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Đặng Công Hoàn (2015): Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân Việt Nam. Phát triển Tài chính Cá nhân-Kinh nghiệm Quốc tế và Thực tiễn Việt Nam, (Sách Chuyên khảo viết chung với các tác giả TS Lê Trung Thành, TS Đinh Thị Thanh Vân), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 10/2015.

Lê Trung Thành, Đặng Công Hoàn (2015), Khuyến nghị một số giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM ở Việt nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11, tháng 6/2015,

Đặng Công Hoàn (2014), Mức độ cảm nhận lợi ích dịch vụ TTKDTM của khu vưc dân cư: Kết quả điều tra thực tế khách hàng và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 17, Tr 26-31, tháng 9/2014, ISSN-0866-7462

Đặng Công Hoàn (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Dịch vụ TTKDTM, Tạp chí Thị Trường Tài chính Tiền Tệ số 18. Trang 23-27, tháng 9/2014, ISSN- 1859-2805

Đặng Công Hoàn (2013), Giải pháp phát triển bền vững hoạt động TTKDTM ở Việt Nam, Tạp Chí TT Tài chính Tiền tệ số 13, Trang 17-22, tháng 7/2013, ISSN- 1859-2805

Đặng Công Hoàn (2013), Phát triển bền vững dich vụ Thẻ thanh toán tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 9, Tr 43-46, tháng 9/2013, ISSN—005-56

Đặng Công Hoàn (2013), Nghị định 101/2012/NĐ-CP: Bước hoàn thiện pháp luật quan trọng cho hoạt động TTKDTM tại nước ta, Tạp chí Thị Trường Tài chính Tiền tệ số 1-2, tr 47-51, tháng1/2013, ISSN- 1859-2805

Đặng Công Hoàn (2013), Ứng dụng TTĐT trong chính phủ: Cơ sở lý luận và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 5, Trang 11-16, tháng 3/2013, , ISSN-0866-7462

Đặng Công Hoàn (2012), Chính sách của Nhà nước trong Phát triển TTKDTM: Kinh nghiệm phát triển thẻ thanh toán của Hàn Quốc và một số Hàm ý cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 24, Trang 9-15, tháng 12/2012, ISSN-0866-7462

Đặng Công Hoàn (2011), Phát triển TTKDTM ở Việt Nam: Nhìn từ cơ sở thực tiễn, Tạp chí Ngân hàng số 17, Trang 26-33, tháng 9/2011, , ISSN-0866-7462

Đặng Công Hoàn (2011), Một số thuận lợi và thách thức trong quá trình phát triển thị trường Thẻ thanh toán ở nước ta, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 10, trang 16-18, tháng 5/2011, ISSN- 1859-2805

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Quốc Toản - VNU - UEB
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan