Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Dương Thị Nhẫn
Tên đề tài luận án: “Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam đầu thế kỷ XX

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:    DƯƠNG THỊ NHẪN              

2. Giới tính:      Nữ

3. Ngày sinh: 23/03/1987    

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Quyết định về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ, số 353/QĐ-SĐH, ngày 24/04/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: “Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam đầu thế kỷ XX”.

8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử

9. Mã số: 62 22 03 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Phạm Hồng Thái

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Hệ thống hóa, khái quát hóa các tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi từ góc độ triết học, chỉ ra tính tất yếu của sự hình thành và mối quan hệ tác động qua lại của những tư tưởng đó với tồn tại xã hội Nhật Bản đương thời.

 - Lần đầu tiên phân tích, đánh giá từ góc độ triết học những ảnh hưởng của tư tưởng cải cách giáo dục của Fukuzawa Yukichi đến Việt Nam đầu thế kỷ XX trên phương diện: không chỉ là sự chuyển biến tư tưởng của tầng lớp nho sĩ phong kiến mà còn ảnh hưởng đến hành động của họ, được thể hiện trong các phong trào Duy tân, nhất là đối với phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử triết học Nhật Bản, lịch sử tư tưởng Việt Nam và lịch sử triết học phương Đông, triết học giáo dục.

 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục tìm hiểu về tư tưởng giáo dục thời kỳ Minh Trị, lịch sử tư tưởng triết học Nhật Bản, tư tưởng triết học phương Đông.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: 

1. Dương Thị Nhẫn (2012), “Tư tưởng con người độc lập của Fukuzawa Yukichi trong tác phẩm “Khuyến học”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (3/133), tr.41-49. 

2. Dương Thị Nhẫn (2013), “Tư tưởng giáo dục chủ yếu của Fukuzawa Yukichi trong tác phẩm “Khuyến học”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (5/147), tr.70-78.

3. Dương Thị Nhẫn (2015), “Ảnh hưởng của tư tưởng duy tân về giáo dục của Yukichi Fukuzawa đối với xã hội Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (1/167), tr.70-77.

4. Dương Thị Nhẫn, Nguyễn Thị Thu Hằng (2015), “Fukuzawa Yukichi và Tư tưởng Thoát Á của ông”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (6/172), tr.55-62.

5. Dương Thị Nhẫn (2015), “Vận dụng tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về nội dung giáo dục trong tác phẩm “Khuyến học” nhằm phát triển năng lực người học ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tri thức xanh (9+10), tr.68-73.

6. Dương Thị Nhẫn (2015), “Vận dụng quan điểm của Fukuzawa Yukichi về nguyên tắc cải cách giáo dục vào việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Chuyển biến Kinh tế - Xã hội và Giáo dục”, tr. 150-156.

7. Dương Thị Nhẫn (2016), “Ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi đến một số phong trào duy tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (1/179), tr.62-69

>>>>> Xem thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   |