Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lưu thị Thu Phương
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần”.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: LƯU THỊ THU PHƯƠNG   

2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:     25/01/1978                                                                   

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4761/QĐ-KHTN-CTSV ngày 29/12/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hành vi xã hội, trí nhớ, học tập trên động vật thực nghiệm được tiêm ketamin và đánh giá tác dụng của một số thuốc chống loạn thần”.

8. Chuyên ngành:          Sinh lý học người và động vật                          

9. Mã số:          62420104

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           Hướng dẫn chính:         PGS.TS. Trần Hải Anh

                                                            Hướng dẫn phụ:            TS. Cấn Văn Mão

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

(1)     Đã đánh giá được ảnh hưởng của ketamin dải liều 10 – 35 mg/kg/ngày, liên tục 14 ngày đến hoạt động vận động, tương tác xã hội, trí nhớ không gian của chuột nhắt trắng chủng Swiss:

-          Ketamin liều 30 mg/kg/ngày làm giảm vận tốc trung bình của chuột trong môi trường mở. Các liều ketamin còn lại không ảnh hưởng đến hoạt động vận động của chuột.

-          Hoạt động tương tác xã hội, trí nhớ và học tập của chuột bị ảnh hưởng tuỳ thuộc vào liều ketamin sử dụng. Thời gian giao tiếp lần lượt giảm 31,84%, 29,80%, 43,27% và 33,47% so với đối chứng khi sử dụng ketamin liều 20, 25, 30 và 35 mg/kg. Khả năng học tập và trí nhớ không gian giảm qua bài tập mê lộ nước Morris khi sử dụng ketamin liều 15, 20 và 30 mg/kg.

(2)     Đã xây dựng được mô hình bệnh tâm thần phân liệt trên chuột nhắt chủng Swiss bằng ketamin liều 20 mg/kg/ngày, liên tục 14 ngày với hai triệu chứng là suy giảm tương tác xã hội và suy giảm trí nhớ không gian.

(3)     Đã đánh giá tác dụng điều trị của thuốc chống loạn thần điển hình và không điển hình trên chuột nhắt được gây mô hình tâm thần phân liệt.

-          Olanzapine (4,0 mg/kg), risperidone (1,0 mg/kg) và haloperidol (2,0 mg/kg) dùng 14 ngày liên tục cải thiện hành vi xã hội, trí nhớ và học tập (đánh giá bằng bài tập tìm thức ăn trong mê lộ).

-          Ngoài ra, olanzapine (4,0 mg/kg) còn có tác dụng cải thiện trí nhớ không gian của chuột qua bài tập mê lộ nước Morris.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Có thể ứng dụng mô hình gây bệnh tâm thần phân liệt bằng ketamin để đánh giá tác dụng điều trị của các thuốc chống loạn thần hoặc sàng lọc các hợp chất tự nhiên có khả năng cải thiện các triệu chứng loạn thần và suy giảm trí nhớ.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

-          Xác định nồng độ một số chất như dopamin, glutamat trên một số vùng của não chuột tại thời điểm kết thúc gây mô hình và kết thúc điều trị để làm rõ cơ chế gây mô hình bệnh tâm thần phân liệt trên động vật.

-          Sử dụng mô hình gây bệnh tâm thần phân liệt trên chuột nhắt để đánh giá tác dụng của các hợp chất tự nhiên hoặc tổng hợp có tiềm năng trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1].  Lưu Thị Thu Phương, Cấn Văn Mão, Trần Hải Anh (2014), “Nghiên cứu ảnh hưởng của ketamine đến trí nhớ không gian của chuột nhắt trắng”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 18(3), tr. 49 - 54.

[2].  Lưu Thị Thu Phương, Cấn Văn Mão, Nguyễn Lê Chiến, Trần Hải Anh (2015), “Tác dụng trường diễn của ketamine lên hoạt động vận động và tương tác xã hội trên chuột nhắt”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 19(1),  tr. 13 - 19.

[3].  Lưu Thị Thu Phương, Cấn Văn Mão, Nguyễn Lê Chiến, Hisao Nishijo, Trần Hải Anh (2015), “Tác dụng của haloperidol lên hoạt động vận động, tương tác xã hội và học tập trên chuột được dùng ketamine trường diễn”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 19(4), tr.75 – 83.

[4].  Vi Thị Phương Lan, Phạm Minh Đàm, Cấn Văn Mão, Nguyễn Thị Chiêm, Lưu Thị Thu Phương, Đinh Trọng Hà, Hisao Nishijo, Trần Hải Anh (2012), “Đánh giá tác dụng của clozapine lên một số hoạt động vận động, tương tác xã hội của chuột nhắt gây mô hình bệnh tâm thần phân liệt”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 16(2), tr. 22-31.

[5].  Nguyễn Thị Chiêm, Cấn Văn Mão, Phạm Minh Đàm Vi Thị Phương Lan, Lưu Thị Thu Phương, Đinh Trọng Hà, Hisao Nishijo, Trần Hải Anh (2012), “Nghiên cứu hoạt động vận động, tương tác xã hội trên chuột nhắt được tiêm thuốc tác động lên hệ glutamatergic”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 16(2), tr. 32-41.

[6].  Cấn Văn Mão, Vũ Thị Chiêm, Vi Thị Phương Lan, Phạm Minh Đàm, Lưu Thị Thu Phương, Hisao Nishijo, Trần Hải Anh (2012), “Nghiên cứu học tập, trí nhớ trên động vật được tiêm thuốc gây mô hình tâm thần phân liệt”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 16(3), tr. 43-48.

Phạm Minh Đàm, Vi Thị Phương Lan, Cấn Văn Mão, Vũ Thị Chiêm, Lưu Thị Thu Phương, Hisao Nishijo, Trần Hải Anh (2012), “Tác dụng của bài thuốc tiêu dao tán địch đàm thang lên hoạt động học tập, trí nhớ trên động vật được tiêm ketamine”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 16(3), tr.49-56.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Phòng SĐH - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   |