Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Hoàng Linh
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động chuyên canh hoa đến môi trường đất vùng ven đô Hà Nội

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hoàng Linh      

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 11/3/1979                                                            

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2048/QĐ-SĐH ngày 09/7/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tập thể cán bộ hướng dẫn theo Quyết định số 2254/QĐ-ĐHKHTN ngày 18/6/2015

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động chuyên canh hoa đến môi trường đất vùng ven đô Hà Nội

8. Chuyên ngành:  Môi trường đất và nước                  

9. Mã số: 62440303

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:        

- Hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Văn Thiện -  Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

- Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Ngô Thị Tường Châu – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1. Lần đầu tiên đánh giá một cách có hệ thống các yếu tố tác động đến môi trường đất vùng chuyên canh hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa cúc tại các ruộng trồng hoa thuộc phường Tây Tựu và xã Mê Linh, Hà Nội.

- Đã xác định thấy mối liên hệ giữa sử dụng phân bón và vôi cho đất trồng cây hoa với mức độ tích luỹ Cu, Cd, Zn, As, Hg... trong môi trường đất. Mức độ tích lũy kim loại nặng trong đất chuyên canh hoa giảm dần theo thứ tự đất trồng hoa hồng, đất trồng hoa cúc và hoa đồng tiền, đất trồng rau, đất đối chứng.

- Đã xác định có sự liên quan giữa sử dụng hóa chất BVTV trong trồng hoa với sự tích lũy các hóa chất này trong môi trường đất. Trong đất chuyên canh hoa có sự tồn dư nhiều loại hóa chất BVTV như BHC, DDT, DDE… vượt ngưỡng QCVN 15:2008/BTNMT (ở Mê Linh, hàm lượng BHC trong đất trồng hoa hồng vượt 10,4-12,7 lần; ở Tây Tựu, DDT trong đất trồng hoa hồng vượt 1,42-1,65 lần). Sự tích lũy hóa chất BVTV trong đất trồng hoa giảm theo dần thứ tự đất trồng hoa hồng, đất trồng hoa cúc và hoa đồng tiền, đất trồng rau, đất đối chứng.  

11.2. Đã sử dụng chỉ số đa dạng H’ và chỉ số đồng đều J’ để đánh giá những tác động của hoạt động chuyên canh hoa ở hai vùng nghiên cứu đến nhóm động vật chân khớp bé Collembola và đã xác nhận các loài ưu thế vượt trội ở các ruộng trồng hoa riêng biệt ở Tây Tựu là Isotomurus palutris, Cryptopygus thermophilus, Sminthurides bothrium, Isotomurus punctiferus, Cyphoderus javanus; ở Mê Linh là Isotomurus palutris, Cyphoderus javanus, Protaphorura tamdaona. Các loài này giảm dần theo thứ tự: rau, hoa cúc, hoa hồng 2 năm, hoa hồng 6 năm, hoa hồng 4 năm, hoa đồng tiền.

11.3. Lần đầu tiên ứng dụng kỹ thuật điện di trên gel biến tính (DGGE) để đánh giá sự biến động về thành phần loài vi sinh vật đất trong đất chuyên canh hoa cho hai vùng Tây Tựu và Mê Linh. Dựa vào trình tự 16S rARN, đã xác định được rằng, năm trong số sáu loài vi khuẩn chiếm ưu thế của các mẫu đất nghiên cứu (ký hiệu từ B1 đến B5) là các loài chưa được nuôi cấy. Chỉ có loài vi khuẩn B6 là loài thuộc chi Klebsiella đã được công bố với tên gọi là Klebsiella sp. Những loài vi khuẩn này xuất hiện dưới các điều kiện chuyên canh hoa khác nhau là khác nhau.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung thêm nguồn dữ liệu thực tế về việc  sử dụng hóa chất BVTV, phân bón... trong chuyên canh hoa; những tác động liên quan giữa chuyên canh hoa và chất lượng môi trường đất.

Các số liệu nêu trong luận án góp phần định hướng công tác quản lý những vấn đề liên quan đến hoạt động chuyên canh hoa tại phường Tây Tựu và xã Mê Linh, Hà Nội

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong chuyên canh hoa như làm nhà plastic, làm nhà mái che, sử dụng hóa chất BVTV sinh học, bón phân đúng kỹ thuật có kiểm soát nhằm nâng cao hiệu quả trồng hoa và bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu các kỹ thuật canh tác hoa hiện đại và nhập khẩu kỹ thuật trồng hoa của các nước tiên tiến để phổ biến cho người dân áp dụng.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

1. Lê Văn Thiện, Nguyễn Kiều Băng Tâm, Nguyễn Hoàng Linh (2010), “Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác cây trồng đến tích lũy kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường đất vùng thâm canh rau, hoa phường Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội , 26(5S), tr.859-864.

2. Nguyễn Hoàng Linh, Lê Văn Thiện, Nguyễn Kiều Băng Tâm (2011), “Ảnh hưởng của việc thâm canh cây trồng đến môi trường đất xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội , 27(5S), tr.147-156.

3. Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Kiều Băng Tâm, Lê Văn Thiện (2011), “Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của việc thâm canh cây trồng tới khu hệ vi sinh vật đất tại phường Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội , 27(5S), tr.157-163.

4. Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Hoàng Linh (2013), “Ảnh hưởng của chuyên canh hoa đến quần xã bọ đuôi bật (Collembola) trong đất trồng cây rau và cây hoa tại Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội)”, Tạp chí Bảo vệ Thực vật, 3(248), tr.10-15.

5. Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Thị Thu Anh, Đào Duy Trinh (2013), “Dẫn liệu về một số nhóm động vật không xương sống ở đất trồng hoa ở Mê Linh, Hà Nội”, Tạp chí Bảo vệ Thực vật, 5(250), tr.14-19.

6. Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Thị Thu Anh (2013), “Quần xã bọ đuôi bật (Microarthropoda: Collembola) trên đất chuyên canh rau màu, cây cảnh tại Mê Linh, Hà Nội”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 13, tr.54-60.

>>>>> Xem thông tin tiếng Anh.

 Cao Đức - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   |