Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phạm Như Nghệ
Tên đề tài luận án: Quản lý nhà nước về đào tạo liên thông Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Như Nghệ             

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 08/6/1963                                                

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:  4156/QĐ-SĐH, ngày 15  tháng 7 năm 2008 của Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:                                     

- Được phép thay đổi cán bộ hướng dẫn theo Quyết định số 1221/QĐ-ĐT ngày 19/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Cử PGS.TS. Ngô Quang Sơn - CBHD 1; PGS.TS. Trần Trung - CBHD 2 thay cho GS.TSKH. Vũ Ngọc Hải và TS. Hoàng Ngọc Vinh.

- Trả nghiên cứu sinh về cơ quan công tác theo Quyết định số 1435/QĐ-ĐT ngày 30/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Được phép tiếp tục trở lại bảo vệ luận án theo Quyết định số 370/QĐ-ĐT ngày 25/3/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Được phép chỉnh sửa tên đề tài luận án thành: “ Quản lý nhà nước về đào tạo liên thông Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập” theo Quyết định số 626/QĐ-ĐT ngày 16/5/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Được phép chỉnh sửa tên đề tài luận án thành: “ Quản lý nhà nước về đào tạo liên thông Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia” theo Quyết định số 1114/QĐ-ĐT ngày 26/8/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Quản lý nhà nước về đào tạo liên thông Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia

8. Chuyên ngành: chuyên ngành Quản lí giáo dục             9. Mã số: 62 14 01 14

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Ngô Quang Sơn - CBHD 1

            PGS.TS Trần Trung - CBHD 2.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1. Về lí luận

- Góp phần hệ thống hóa và phát triển những cơ sở lý luận liên thông và đào tạo liên thông; quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp - giáo dục đại học.

- Hình thành được khung lý luận quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp- giáo dục đại học ở Việt Nam theo tiếp cận hệ thồng và tiếp cận chức năng-mục tiêu trong quản lý giáo dục.

11.2. Về thực tiễn

- Nghiên cứu thực trạng đào tạo liên thông và quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học ở Việt Nam, chỉ ra được những kết quả và tồn tại, những bất cập để xây dựng các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học nhằm phát triển đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp-giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia.

- Hệ thống 7 giải pháp luận án đề xuất đồng bộ, cấp thiết, khả thi, và nâng cao được hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp- giáo dục đại học, đó là (1) Hoàn thiện khung chính sách quốc gia phát triển đào tạo liên thông GDNN-GDĐH, (2) Xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn các trình độ đào tạo liên thông của GDNN và GDĐH, (3) Quản lý chương trình đào tạo liên thông GDNN-GDĐH, (4) Kiểm định chất lượng đào tạo liên thông GDNN-GDĐH, (5) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý đào tạo liên thông GDNN-GDĐH; (6) Quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực phát triển đào tạo liên thông GDNN-GDĐH, (7) Hoàn thiện quy trình và hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra đào tạo liên thông GDNN-GDĐH. Giải pháp Quản lý chương trình đào tạo liên thông GDNN-GDĐH đã được thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm cho thấy những kết quả bước đầu đã khẳng định tính đúng đắn của giải pháp, đồng thời giải pháp này đã có tác động tích cực đến sự thay đổi trong xây dựng chương trình đào tạo liên thông cũng như việc công nhận kết quả học tập từ các giai đoạn trước và miễn trừ khối lượng học tập cho người học.

12. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1) Phạm Như Nghệ (2008), “Một số giải pháp phát triển đào tạo liên thông Trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng, Đại học góp phần phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở và Trung học phổ thông “, Tạp chí Giáo dục, số 188, kì 2 (4/2008).

2) Phạm Như Nghệ (2012), “ Đào tạo liên thông Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục Đại học  ở Việt Nam“, Tạp chí Giáo dục, số 296, kì 2 (10/2012)

3) Phạm Như Nghệ (2016), “ Xây dựng chính sách phát triển đào tạo liên thông Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục Đại học“, Tạp chí Giáo dục số 384, kì 2 (6/2016).

4. Phạm Như Nghệ (2016),  “ Xây dựng chương trình đào tạo liên thông Giáo dục nghề nghiệp - Đại học“, Tạp chí Giáo dục, số 392, kì 2 (10/2016).

>>>>> Bản thông tin tiếng Anh.

 Thủy Lê - VNU - UED
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   |