Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trần Xuân Thân
Tên đề tài luận án: Phản biện xã hội trên báo điện tử.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: TRẦN XUÂN THÂN        

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 12/05/1980                                                          

4. Nơi sinh: Hà Nam

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3676/QĐ-SĐH, ngày 28/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Thay đổi đề tài nghiên cứu theo Quyết định số 429/QĐ-SĐH, ngày 19/04/2011 của  Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

7. Tên đề tài luận án: Phản biện xã hội trên báo điện tử.

8. Chuyên ngành: Báo chí học                         

9. Mã số: 62320101

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Nghiên cứu, khảo sát có tính hệ thống lý luận về phản biện xã hội, phản biện xã hội trên báo chí. Từ đó, bổ sung và phát triển lý luận về phản biện xã hội, phản biện xã hội trên báo chí và lý thuyết hóa phản biện xã hội trên báo điện tử.

- Khảo sát thực tiễn phản biện xã hội trên báo điện tử (các báo khảo sát gồm: Nhân Dân điện tử, VietNamNet, Thanh Niên điện tử, VnExpress) qua các trường hợp nghiên cứu cụ thể (các tác phẩm báo điện tử có chủ đề về: Điều 4 dự thảo Hiến pháp 2013, Phương án của Bộ GTVT với cầu Long Biên, Quy định phạt xe không chính chủ, Việt Nam đăng cai ASIAD 18, Đề xuất 34 nghìn tỷ đồng đổi mới sách giáo khoa) để rút ra những đánh giá khái quát về thực trạng PBXH trên báo điện tử ở Việt Nam. Từ thực trạng đó, luận án nêu những vấn đề đặt ra đối với PBXH trên báo điện tử.

- Nghiên cứu chứng minh có mối quan hệ tác động, chi phối giữa đặc thù loại hình báo điện tử và phản biện xã hội trên báo điện tử đối với các vấn đề thời sự cấp thiết của cuộc sống.

- Luận án xây dựng mô hình qui trình phản biện xã hội trên báo điện tử, nguyên tắc phản biện xã hội trên báo điện tử và điều kiện cơ bản để tăng chất, hiệu quả phản biện xã hội trên báo điện tử ở Việt Nam. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp cụ thể cho tòa soạn báo điện tử, phóng viên nhà báo, cơ quan chức năng, người dân... để phản biện xã hội trên báo điện tử hiệu quả.

Ý nghĩa lý luận:- Làm rõ lý luận và thực tiễn phản biện xã hội trên báo chí và báo điện tử, làm cơ sở khoa học cho đổi mới nhận thức vai trò, chức năng phản biện xã hội của báo điện tử. Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tác động, chi phối giữa đặc thù loại hình báo điện tử và PBXH trên báo điện tử đối với các vấn đề thời sự cấp thiết của cuộc sống.Nghiên cứu và xây dựng hệ thống lý luận phản biện xã hội, lý thuyết hóa phản biện xã hội trên báo điện tử thông qua các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí chất lượng, điều kiện thực hiện và giải pháp nâng cao chất lượng phản biện xã hội trên báo điện tử ở Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo cho những người hoạt động báo chí, chính trị, xã hội cũng như những nhà lãnh đạo, quản lý báo chí ở Việt Nam trong việc phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm phản biện xã hội trên báo điện tử để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đồng thời, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học ngành báo chí – truyền thông, và những người quan tâm đến các vấn đề lý thuyết và thực tiễn báo chí, phản biện xã hội trên báo chí nói chung, phản biện xã hội trên báo điện tử ở Việt Nam nói riêng.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Ứng dụng trong thực hành phản biện xã hội trên báo điện tử ở Việt Nam.

13. Hướng nghiên cứu tiếp theo: Phản biện chính sách kinh tế trên báo điện tử.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1) Trần Xuân Thân (2009), “Nét độc đáo trong văn hóa phản biện của báo chí”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (302), tr. 77-82.

2) Trần Xuân Thân (2012), “Nâng cao sức mạnh phản biện chính sách của báo chí Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (12), tr.2-5.

3) Trần Xuân Thân (2014), “Sức mạnh phản biện xã hội của báo điện tử với vấn đề bảo tồn cầu Long Biên”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm 2013-2014, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.57-71.

4) Trần Xuân Thân (2014), “Phản biện xã hội trên báo điện tử: Cảnh giác với tính hai mặt của truyền thông online”, Tạp chí Người làm báo (77), tr.46-48.

5) Trần Xuân Thân (2014), “Phản biện chính sách trên báo điện tử: Một số vấn đề về quy trình và nguồn tin”, Tạp chí Người làm báo (78), tr.57-59.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   |