Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Lệ Thủy
Tên đề tài luận án: “Hồi ký văn học (của nhà văn) trong văn học Việt Nam nhìn từ góc độ thể loại

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Lệ Thủy                   

2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 23/4/1969                                                        

4. Nơi sinh:Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 21/11/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia HàNội

6.Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi người hướng dẫn phụ theo Quyết định số 1078/QĐ-SĐH, ngày 08/01/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: “Hồi ký văn học (của nhà văn) trong văn học Việt Nam nhìn từ góc độ thể loại

8. Chuyên ngành:Văn học Việt Nam                                   

9. Mã số: 62 22 34 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện; TS. Nguyễn Thị Kiều Anh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án là công trình chuyên biệt đầu tiên tìm hiểu hồi ký văn học của nhà văn Việt Nam hiện đại trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật, với những trường hợp tác giả hồi ký tiêu biểu từ góc nhìn thể loại. Trên cơ sở đó khẳng định đóng góp và vị trí đáng kể của hồi ký văn học của nhà văn về thể hồi ký văn học trong tiến trình hình thành và phát triển của loại hình ký nói chung và thể hồi ký nói riêng.

Luận án cung cấp những thông tin về tình hình nghiên cứu hồi ký văn học của nhà văn Việt Nam hiện đại cùng một số vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài nhìn từ lý thuyết thể loại, văn học sử và về tác gia và tác phẩm hồi ký từ nửa đầu thế kỷ  XX  cho đến nay.

Luận án đã xác định rõ đặc điểm thể loại hồi ký văn học; phân loại hồiký; diễn trình hình thành và phát triển hồi ký văn học trong văn học Việt Nam hiện đại; nhận diện những đặc điểm nổi bật của hồi ký văn học của các nhà văn Việt Nam ở sự tái hiện chân thực xã hội và văn học một thời đã qua; ở sự thể hiện đậm đặc cái tôi tác giả, ở sự sáng tạo hình thức nghệ thuật đa dạng độc đáo. Tìm hiểu phân tích và đánh giá sự phát triển của hồi ký văn học và những cây bút hồi ký văn học tiêu biểu. Luận án đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, thưởng thức hồi ký văn học khẳng định những đóng góp của hồi ký văn học đối với đời sống xã hội và nhất là đóng góp về mặt phát triển thể loại.

Luận án có những đóng góp về mặt tư liệu (sưu tầm hơn 50 tác phẩm hồi ký văn học) cung cấp nguồn tư liệu tham khảo thiế tthực đối với việc nghiên cứu giảng dạy, học tập văn học Việt Nam hiện đại.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quản ghiên cứu của luận án có thể trở thành chuyên luận tham khảo và giảng dạy cho sinh viên cũng như học viên cao học của ngành Văn học.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

14. Các công trình đã công bố lien quan đến luận án:

1. Lê Thị Lệ Thủy (2010), “Biểu tượng Người mẹ trong ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (188),  tr.28-30.

2. Lê Thị Lệ Thủy (2013), “Hồi ký- tự truyện của Ma Văn Kháng, nỗi nhớ và tình yêu sâu nặng”, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (226), tr.16-21.

3. Lê Thị Lệ Thủy (2014), “Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài”, Diễn đàn Văn Nghệ Việt Nam (241),  tr.64-68.

4. Lê Thị Lệ Thủy (2016), “Chất trữ tình trong hồi ký Vũ Bằng” Tạp chí Khoa học và Công nghệ- Đại họcThái Nguyên (12),  tr.86-90.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   |