Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Ngọc Xuân
Tên đề tài luận án: Tiêu chuẩn đánh giá văn hóa chất lượng trường đại học theo tiếp cận giá trị (Khảo nghiệm một số trường đại học khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long).

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Ngọc Xuân     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 30/12/1979         

4. Nơi sinh: Trà Vinh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 3931/QĐ-ĐT ngày 21/11/2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập theo Quyết định số 3617/QĐ-ĐHQGHN ngày 30/9/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyết định số 10/QĐ-ĐBCL ngày 3/2/2017 của Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục – ĐHQG Hà Nội về việc điều chỉnh một phần tên đề tài luận án tốt nghiệp của nghiên cứu sinh Khóa ĐLĐG2012.

7. Tên đề tài luận án: Tiêu chuẩn đánh giá văn hóa chất lượng trường đại học theo tiếp cận giá trị (Khảo nghiệm một số trường đại học khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long).

8. Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục        

9. Mã số: 62140120

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS Lê Đức Ngọc.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

 - Luận án đã góp phần hệ thống hoá và làm rõ thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn, các khái niệm cơ bản, dựa vào tầm nhìn, sứ mệnh, hệ giá trị của trường đại học và cách tiếp cận xây dựng văn hóa chất lượng (VHCL) để xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án. VHCL hình thành dựa trên nền tảng văn hóa tổ chức và hoạt động đảm bảo chất lượng được nâng lên thành tầng cao hơn, có cấu trúc gồm 05 lĩnh vực đặc trưng bởi các giá trị cốt lõi của VHCL trường đại học.

- Bộ tiêu chuẩn và các tiêu chí đánh giá VHCL trường đại học được xây dựng dựa trên mô  hình VHCL trường đại học đã xây dựng được và tham khảo tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi đã công bố của một số trường đại học trong và ngoài nước với các yêu cầu chất lượng. Bộ tiêu chuẩn và các tiêu chí này mang tính chất khung giá trị thuộc 05 lĩnh vực (tiêu chuẩn) VHCL gồm: lĩnh vực học thuật, lĩnh vực xã hội, lĩnh vực nhân văn, lĩnh vực văn hóa, lĩnh vực cảnh quan và cơ sở vật chất. Qua đó, tiến hành cụ thể hóa nội hàm 05 lĩnh vực VHCL thành 20 tiêu chí với 64 chỉ báo, 192 minh chứng. Tiến hành phân tích nhân tố khám phá, kết quả cho thấy các tiêu chí có sự hội tụ tốt trong từng tiêu chuẩn đánh giá VHCL trường đại học.

 - Đề xuất quy trình sử dụng bộ tiêu chuẩn để tự đánh giá VHCL trường đại học thông qua các chỉ báo và minh chứng cho bộ tiêu chuẩn đánh giá VHCL xây dựng được và dùng nó để tiến hành đánh giá thử nghiệm tại trường đại học X được chọn. Kết quả cho thấy hiện trạng VHCL của trường đại học X được chọn mới chỉ ở giai đoạn thứ 2 trong 5 giai đoạn xây dựng xây dựng VHCL: Sơ khởi, Tiến triển, Triển vọng, Phát triển và Hoàn thiện. Ngoài ra, luận án đã tiến hành phân tích tương quan giữa 2 lần đánh giá và đánh giá lại theo cùng một đối tượng đánh giá, kết quả cho thấy sử dụng đánh giá qua minh chứng có độ tin cậy (độ lặp lại) cao hơn sử dụng chỉ báo để đánh giá. Luận án cũng đã phân tích hồi qui để đánh giá mức độ thực hiện của các tiêu chí trong từng lĩnh vực VHCL trường đại học X được chọn để làm căn cứ xây dựng kế hoạch chiến lược xây dựng VHCL của trường đại học X được chọn cho giai đoạn tiếp theo.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy VHCL là một nét văn hóa trong văn hóa tổ chức. Việc xây dựng VHCL cần có thời gian và sự nỗ lực cao để đạt được các giá trị thật sự có tác động tích cực đến hoạt động ĐBCL trong trường đại học. Tùy theo đặc trưng tổ chức, mỗi tổ chức chọn cách xây dựng VHCL phù hợp với hệ thống ĐBCL và bối cảnh hiện có.

-Từ cách tiếp cận giá trị, có thể nói bộ tiêu chuẩn này là bộ tiêu chuẩn khung đánh giá VHCL trường đại học nói chung. Khi áp dụng các trường cần dựa vào tầm nhìn, sứ mệnh và hệ giá trị của trường mình để chọn lọc và bổ sung những tiêu chí nhằm xây dựng và tự đánh giá theo 5 giai đoạn phát triển VHCL của mình cho phù hợp.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá VHCL cho trường đại học nhằm cung cấp bộ công cụ giúp trường đại học tự đánh giá sự phát triển VHCL của mình, dựa vào đó trường đại học xây dựng chiến lược cùng các giải pháp nhằm phát triển VHCL theo từng giai đoạn cho trường mình.

Các kết quả nghiên cứu đã đạt được có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho học viên chuyên ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục và những người quan tâm đến lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục, làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở giáo dục đại học để phát triển VHCL theo sắc thái riêng của mình.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Các kết quả nghiên cứu của luận án gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo gồm: 1-Nghiên cứu khảo sát các trường đại học theo vùng miền, để có thể thấy được có hay không sự khác nhau về các yếu tố văn hóa trong sự hình thành văn hóa và phát triển VHCL trường đại học, để hoàn thiện mô hình VHCL phù hợp với CSGD Việt Nam hơn. 2-Triển khai tự đánh giá mở rộng cho các trường đại học xem khung chuẩn đánh giá VHCL có phù hợp với hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đến mức nào để hoàn thiện bộ chuẩn này.

14. Các công trình đã công bố có liên quan trong thời gian nghiên cứu luận án gồm:

[1]. Lê Đức Ngọc, Trịnh Thị Vũ Lê, Nguyễn Thị Ngọc Xuân, (2012) “Về Mô hình văn hóa chất lượng trường đại học”, Tạp chí Học viên quản lý Giáo dục, số 34 tháng 3 năm 2012, NXB Tạp chí Học viện quản lý Giáo dục, tr13-15.

[2]. Nguyễn Thị Ngọc Xuân, (2012), “Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa chất lượng trường đại học”, Tạp chí khoa học trường Đại học Trà Vinh, số tháng 5 năm 2012.

[3]. Nguyễn Thị Ngọc Xuân, (2014), “Sử dụng phần mềm Quest/ConQuest phân tích câu hỏi trắc nghiệp khách quan”, Tạp chí trường đại học Trà Vinh tháng 9 năm 2014, tr24-27.

[4]. Nguyễn Thị Ngọc Xuân, (2015), “Phương pháp đánh giá dựa vào năng lực”, Tạp chí khoa học trường Đại học An Giang” tháng 5, NXB tạp chí trường ĐH An Giang, tr73-79.

[5]. Nguyễn Thị Ngọc Xuân, (2015), “Mô hình văn hóa chất lượng trường đại học Trà Vinh”, tạp chí giáo dục số 362 kì 2 tháng 7/2015. NXB Tạp  chí Giáo dục, tr9-11.

[6]. Nguyễn Thị Ngọc Xuân, (2015), “Nội dung môi trường nhân văn ở Trường đại học Trà Vinh”, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt tháng 10 năm 2015, NXB Tạp chí Giáo dục, tr162-164.

[7]. Nguyễn Thị Ngọc Xuân, (2015), “Tổng thuật các nghiên cứu VHCL trong trường đại học”, Tạp chí Giáo dục số 370 kì 2 tháng 11 năm 201, NXB Tạp chí Giáo dục, tr19-22.

[8]. Nguyễn Thị Ngọc Xuân, (2016), “Môi trường văn hóa - Nội dung cần thiết xây dựng VHCL ở Trường ĐH Trà Vinh”, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt tháng 3 năm 2016. Tr182-184.

[9]. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng tiêu chuẩn đo lường văn hóa chất lượng trong trường Đại học Trà Vinh” đã nghiệm thu tháng 7/2016.

 Đinh Thủy - Ban Đào tạo, ĐHQGHN
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   |