Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Lê Thị Vinh
Tên đề tài luận án: Biến đổi của quan hệ sản xuất ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay: Thực trạng và những vẫn đề đặt ra.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:          LÊ THỊ VINH           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/10/1987                                                           

4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Biến đổi của quan hệ sản xuất ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay: Thực trạng và những vẫn đề đặt ra.

8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử

9. Mã số: 62 22 03 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Lương Đình Hải

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án chỉ ra những biến đổi và vấn đề đặt ra từ thực trạng biến đổi của quan hệ sản xuất ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay về quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối từ góc độ tiếp cận triết học. Cụ thể:

- Luận án phân tích sự biến đổi về đối tượng sở hữu, chủ thể sở hữu và cơ cấu hình thức sở hữu trong nền kinh tế; xác định những vấn đề đặt ra từ thực trạng biến đổi của quan hệ sở hữu, trong đó, phân tích một số bất cập nảy sinh từ quan niệm về thành phần kinh tế chủ đạo ở Việt Nam hiện nay.

- Luận án phân tích thực trạng đổi mới mô hình tổ chức, quản lý sản xuất; biến đổi về chủ thể tổ chức, quản lý sản xuất và biến đổi về phương thức tổ chức, quản lý sản xuất; xác định những vấn đề đặt ra từ thực trạng biến đổi của quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất, trong đó, phân tích vấn đề vai trò của Nhà nước trong quản lý nền sản xuất xã hội ở Việt Nam hiện nay.

- Luận án phân tích thực trạng biến đổi về chủ thể phân phối, khách thể phân phối và hình thức phân phối; xác định những vấn đề đặt ra từ thực trạng biến đổi của quan hệ phân phối, trong đó, làm rõ vấn đề vai trò của Nhà nước trong đảm bảo phân phối công bằng ở Việt Nam hiện nay.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án có thể dùng làm tài liệu, cứ liệu cho những người nghiên cứu, giảng dạy và học tập triết học Mác – Lênin, có thể là lý luận tham khảo cho việc hoạch định chính sách và quản lý kinh tế – xã hội hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Triết học xã hội; Triết học kinh tế

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: 

- Lê Thị Vinh (2015), “Tác động của toàn cầu hóa đến quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm học 2014 – 2015, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 287-296.

- Lê Thị Vinh (2016), “Tạo động lực cho người lao động trong quá trình hoàn thiện quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng (4), tr. 147-151.

- Lê Thị Vinh (2016), “Từ quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin đến quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của sở hữu ở Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu triết học ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 594-614.

- Đặng Thị Lan, Lê Thị Vinh (2016), “Cơ sở lý luận của việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học (11), tr. 33-42.

- Đặng Thị Lan, Lê Thị Vinh (2016), “Kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (12), tr. 96-100.

- Lê Thị Vinh (2016), “Biến đổi về chủ thể sở hữu ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay”, Việt Nam trong chuyển đổi: các hướng tiếp cận liên ngành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 106-115.

- Lê Thị Vinh (chủ nhiệm đề tài) (2017), Biến đổi của quan hệ sở hữu ở Việt Nam từ 1986 đến nay: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, mã số: CS.2016.22, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   |