Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phùng Thhị Thanh Lâm
Tên đề tài luận án: Địa danh đường phố Hà Nội từ 1888 đến 2008 (trên tư liệu bốn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phùng Thị Thanh Lâm     

2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:    16/10/1976                   

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4023/QĐ-ĐT ngày 27/11/2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hình thức đào tạo: Chính quy;    Thời hạn từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2015.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số 175/QĐ-VNH, ngày 10/5/2016 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển về việc chuyển chương trình đào tạo;

- Quyết định số 261/QĐ-VNH, ngày 16/11/2015 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển về việc gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án cho nghiên cứu sinh;

- Quyết định số 454/QĐ-VNH, ngày 30/12/2016 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển về việc đổi tên đề tài luận án của nghiên cứu sinh.

7. Tên đề tài luận án: Địa danh đường phố Hà Nội từ 1888 đến 2008 (trên tư liệu bốn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng)

8. Chuyên ngành: Việt Nam học                       

9. Mã số: 62220113

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh     

                                    Hướng dẫn phụ: TS. Đào Thị Diến

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án là nghiên cứu đầu tiên ứng dụng hướng tiếp cận khu vực học để phân tích không gian lịch sử-văn hóa của đô thị Hà Nội dựa trên cơ sở hệ thống địa danh đường phố Hà Nội từ 1888 đến 2008.

- Luận án là nghiên cứu đầu tiên tập trung phân tích quá trình biến đổi của địa danh đường phố Hà Nội từ thời Pháp thuộc đến nay dưới sự tác động của các yếu tố như chủ thể chính trị, chính sách văn hóa-xã hội, v.v  Thông qua việc phân tích hệ thống tên đường phố, các động cơ định danh ẩn sau quá trình đặt, đổi tên phố cũng được phân tích để làm nổi bật các biểu tượng mà các thể chế chính trị muốn thể hiện trong không gian đô thị Hà Nội.

- Trong luận án, một số lý thuyết mới về địa danh học cũng được ứng dụng để phân tích hệ thống địa danh đường phố Hà Nội. Luận án đưa ra một cách phân loại địa danh đường phố khác với những cách phân loại hiện có dựa trên tiêu chí phương thức định danh.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Từ nguồn tư liệu địa danh đường phố, luận án góp phần nhận diện không gian lịch sử-văn hóa của đô thị Hà Nội. Các giá trị văn hóa truyền thống chồng lấp sau mỗi đơn vị địa danh sẽ được bộc lộ thông qua quá trình phân tích hệ thống tên đường phố.

- Luận án là nguồn tư liệu đáng tin cậy cho các sở, ban, ngành liên quan đến việc đặt, đổi tên phố ở Hà Nội.

- Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo về Hà Nội học.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- So sánh hệ thống tên đường phố Hà Nội và một số đô thị khác trong nước qua các giai đoạn lịch sử để tìm ra những đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi thể chế chính trị tác động đến quá trình đặt, đổi tên phố.

- Nghiên cứu tên phố trong mối quan hệ với các yếu tố khác của đô thị như yếu tố cảnh quan, yếu tố quy hoạch, yếu tố biểu tượng, yếu tố cộng đồng.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):

1. Phùng Thị Thanh Lâm (2017), Hình ảnh đô thị Hà Nội truyền thống qua tư liệu địa danh đường phố, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, Số 2, tháng 3/2017, tr.52-58

2. Phùng Thị Thanh Lâm, Phạm Thị Thương Thương, Lê Thị Hoài Dương (2016), “Phân loại địa danh và phân loại địa danh đường phố (trên tư liệu địa danh đường phố Hà Nội giai đoạn 1888-2008)”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, NXB Dân trí, 859-867.

3. Phùng Thị Thanh Lâm (2015), “Hanoi's street names: Interpreting Now from the Past”, Proceeding of Workshop on Place names to the Public, UNGEGN- Korea, 55-63.

4. Phùng Thị Thanh Lâm (2015), “Địa danh đường phố Hà Nội: Quá trình hình thành và phát triển”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Việt Nam học Những phương diện văn hóa truyền thống, NXB Khoa học xã hội, 962-971

5. Phùng Thị Thanh Lâm (2015), “Dấu ấn chính trị - văn hóa của đô thị Hà Nội qua tư liệu địa danh đường phố”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Địa danh và Hội nhập quốc tế, UNGEGN, 18-24.

6. Vũ Kim Chi, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phùng Thị Thanh Lâm (2015), “Khuynh hướng nghiên cứu địa danh học trên thế giới”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Địa danh và Hội nhập quốc tế, UNGEGN, 38-44.

7. Phùng Thị Thanh Lâm, Vũ Thanh Phương (2015), “Một số nhận xét về địa danh ở châu Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng (Qua tài liệu Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ)”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Thái học, Viện VNH&KHPT, NXB Thế giới, 79-86

8. Phùng Thị Thanh Lâm (2015), “Đường phố Hà Nội mang tên nhân vật lịch sử giai đoạn 1945 đến nay”, Kỷ yếu Hội nghị Nâng cao chất lượng công tác đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBNDTP Hà Nội, Sở Văn hóa và thể thao, tr. 33-44

9. Nguyễn Thị Việt Thanh, Phùng Thị Thanh Lâm (2013), “Địa danh đường phố Hà Nội giai đoạn Pháp thuộc”, Tạp chí KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, Vol.29, (Số.2), 66-74.

                                                                       

 Nguyễn Phượng - VNU - IVIDES
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   |