Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thanh Huyền
7. Tên đề tài luận án: Từ truyện cổ tích dân gian đến truyện cổ tích của nhà văn ( trường hợp Tô Hoài và Phạm Hổ)

1.   Họ và tên nghiên cứu sinh:    Nguyễn Thanh Huyền   

2.   Giới tính: Nữ

3.   Ngày sinh: 17/07/1986                                              

4.   Nơi sinh: Quảng Ninh

5.  Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.  Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có thay đổi.

7.  Tên đề tài luận án: Từ truyện cổ tích dân gian đến truyện cổ tích của nhà văn ( trường hợp Tô Hoài và Phạm Hổ)

8.  Chuyên ngành: Văn học dân gian                             

9.  Mã số: 62 22 01 25

10.  Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS Lê Chí Quế; Hướng dẫn 2: PGS.TS Lã Thị Bắc Lý

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, luận án đóng góp một cái nhìn cụ thể về ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết, đặc biệt là mảng truyện cổ tích viết lại của nhà văn Tô Hoài và nhà văn Phạm Hổ. Qua đó khẳng định những đóng góp không nhỏ của nhà văn Tô Hoài và nhà văn Phạm Hổ vào dòng văn xuôi Việt Nam hiện đại dành cho trẻ em, nhất là ở thể loại cổ tích mới.

Thứ hai, luận án là công trình khoa học đầu tiên đã thống kê và hệ thống hóa các truyện có phong cách cổ tích do nhà văn mới sáng tác hoặc là các truyện cổ tích cũ do nhà văn viết theo lối mới. Đồng thời, luận án đã nhận diện và phân tích những yếu tố cốt lõi làm nên sự khác biệt giữa cổ tích nhà văn và cổ tích dân gian. Luận án đã so sánh giữa truyện cổ tích của nhà văn Tô Hoài và truyện cổ tích của nhà văn Phạm Hổ để thấy được sự khác biệt và tương đồng của hai nhà văn này.

Cuối cùng, luận án đã bổ sung thêm nguồn tư liệu quan trọng phục vụ cho quá trình nghiên cứu và giới thiệu chuyên sâu về truyện cổ tích của nhà văn Tô Hoài và nhà văn Phạm Hổ tại các trường đại học. Đồng thời là một đóng góp cho ngành lý luận nghiên cứu văn học thiếu nhi vốn còn nhiều nội dung đang bỏ ngỏ và chưa được quan tâm đúng mức.

12.  Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Biên soạn tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những người có cùng mối quan tâm.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu tổng thể về cổ tích nhà văn ở các tác giả Nguyễn Huy Tưởng, Võ Quảng.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Nguyễn Thanh Huyền (2015), “Yếu tố cổ tích về nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài”, Tạp chí Giáo dục nghệ thuật (15), tr.110 -113.

- Nguyễn Thanh Huyền (2015), “Yếu tố kì ảo trong chuyện hoa, chuyện quả”, Tạp chí Giáo dục nghệ thuật (16), tr.91- 93.

-  Nguyễn Thanh Huyền (2017), “Cảm quan về thiên nhiên trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ”, Tạp chí Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật (54), tr.53 - 56.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   |