Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đinh Thanh Hà
Tên đề tài luận án: Chính sách phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) để tăng độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền với người tiêu dung

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐINH THANH HÀ              

2. Giới tính:       Nam

3. Ngày sinh: 26/12/1973                                                                       

4. Nơi sinh:       Hà Nam

5. Quyết định công nhận NCS số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30/12/2013.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Đã điều chỉnh tên đề tài luận án từ Chính sách phát triển hoạt động R&D để tăng độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền với người tiêu dùng” thành Chính sách phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) để tăng độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền với người tiêu dùng”, theo Quyết định số 3810/QĐ-XHNV ngày 15/11/2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

7. Tên đề tài luận án: Chính sách phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) để tăng độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền với người tiêu dùng

8. Chuyên ngành học: Quản lý KH&CN                          

9. Mã số: Đào tạo thí điểm

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Minh Hà và  TS. Trịnh Ngọc Thạch

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Ảnh hưởng của độ thân thiện của thuốc YHCT tới người tiêu dùng:

Kết quả nghiên cứu tài liệu: Một số yếu tố người tiêu dùng rất quan tâm khi lựa chọn thuốc YHCT là: hiệu quả, an toàn, tiện dụng, giá cả và mẫu mã sản phẩm.

Kết quả khảo sát thực tiễn: Có 83,8% người tiêu dùng quan tâm tới hiệu quả điều trị, 80,9% người tiêu dùng quan tâm tới tính an toàn và 56,1% quan tâm tới sự tiện dụng của thuốc YHCT. Đây là ba yếu tố trội, chủ đạo phản ánh độ thân thiện của thuốc YHCT.

Vậy, tăng độ thân thiện của thuốc YHCT sẽ làm tăng người tiêu dùng.

- Tác động của hoạt động R&D tới độ thân thiện của thuốc YHCT:

Kết quả nghiên cứu tài liệu: Hoạt động R&D có vai trò tạo mới, cải tiến, đổi mới và làm gia tăng hàm lượng khoa học trong sản phẩm thuốc YHCT.

Kết quả khảo sát thực tiễn: Toàn bộ các tổ chức khoa học và đa số các nhà khoa học được khảo sát đều đánh giá, nguồn lực R&D có tác động làm tăng độ thân thiện của thuốc YHCT; việc đầu tư tài chính cho hoạt động R&D sẽ làm tăng thị phần thuốc YHCT, tăng số lượng thuốc YHCT được tiêu thụ - đây là những chỉ báo phản ánh sự tác động của hoạt động R&D tới độ thân thiện của thuốc YHCT.

Vậy, phát triển hoạt động R&D sẽ làm tăng độ thân thiện của thuốc YHCT.

- Thực trạng và vai trò của chính sách đối với hoạt động R&D trong YHCT:

Kết quả nghiên cứu tài liệu: Chính sách là một thiết chế xã hội, có vai trò kiến tạo xã hội. Đây là một công cụ của quản lý.

Kết quả khảo sát thực tiễn: Có 82,7% nhà khoa học và 6/7 (85,7%) tổ chức khoa học đánh giá, chính sách có tác động tích cực tới hoạt động R&D trong YHCT. Thực trạng chính sách R&D trong YHCT còn thiếu và chưa gắn kết hoạt động R&D giữa các khu vực: dược liệu - nghiên cứu - sản xuất, trong chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm thuốc YHCT. 

Nên cần có một khung chính sách giúp nhà quản lý xây dựng các quy định, hướng dẫn và định hướng gắn kết hoạt động R&D giữa các khu vực, bổ sung nguồn lực R&D, để phát triển hoạt động R&D trong YHCT.

- Khung chính sách được đề xuất:

Theo kết quả khảo sát, xu hướng sử dụng thuốc YHCT ngày càng phổ biến, mức độ thâm nhập thị trường của thuốc YHCT từ 5 - 20%/năm, trong khi ngành YHCT vẫn còn một số hạn chế. Việc đề xuất Khung chính sách liên kết hoạt động R&D tại 3 khu vực: dược liệu - nghiên cứu - sản xuất theo chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm thuốc YHCT, bổ sung một số chính sách R&D, sẽ giúp ngành YHCT tận dụng được những cơ hội, khắc phục những hạn chế, để phát triển hoạt động R&D và tăng độ thân thiện của thuốc YHCT.

Trong bối cảnh Bộ Y tế đang khuyến khích Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, việc nhận diện quy trình tác động, đề xuất giải pháp tác động, từ: chính sách à phát triển hoạt động R&D à tăng độ thân thiện của thuốc YHCT à tăng người tiêu dùng, sẽ giúp thu hút người Việt Nam sử dụng thuốc YHCT Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả của đề tài luận án có thể được áp dụng như một công cụ giúp các nhà quản lý hình thành các quy định, hướng dẫn và định hướng phát triển hoạt động R&D trong YHCT như đề xuất tại Khung chính sách, qua đó giúp tăng chất lượng, tính cạnh tranh của thuốc YHCT và phát triển hoạt động R&D trong YHCT.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Đánh giá hiệu quả đầu tư cho R&D trong YHCT.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: 04.

1. Đinh Thanh Hà, Nguyễn Minh Hà, Trịnh Ngọc Thạch (2015), “Nhận diện một số vấn đề về chính sách cần giải quyết để tăng độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền với người tiêu dùng”, Tạp chí Y Dược học cổ truyền Quân sự T. V(2), tr.10-15.

2. Đinh Thanh Hà (2015), “Vai trò của hoạt động R&D trong việc nâng cao chất lượng thuốc y học cổ truyền”, Chuyên san Nghiên cứu chính sách và quản lý - Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, (2), tr.54-59.

3. Đinh Thanh Hà, Nguyễn Minh Hà, Trịnh Ngọc Thạch (2016), “Hệ thống chính sách R&D trong chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm thuốc y học cổ truyền”, Tạp chí Y Dược học cổ truyền Quân sự T. VI(1), tr.1-10.

4. Đinh Thanh Hà, Nguyễn Minh Hà, Trịnh Ngọc Thạch (2016), “Ảnh hưởng của độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền tới người tiêu dùng”, Tạp chí Y Dược học cổ truyền Quân sự T. VI(2), tr.9-14.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   |