Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thu Hường
Tên đề tài luận án: Áp dụng lý thuyết nhiễu loạn chiral vào một số quá trình rã của meson p0, h và h’.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:     Nguyễn Thu Hường                              

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:                 25/07/1985                                                       

4. Nơi sinh: Lạng Sơn

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh:  Số 4761/QĐ-KHTN-CTSV ngày 29/12/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

- Quyết định số 255/QĐ-ĐHKHTN ngày 02/02/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc gia hạn 12 tháng lần 1.

- Quyết định số 743/QĐ-ĐHKHTN ngày 31/3/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc gia hạn 12 tháng lần 2.

7. Tên đề tài luận án: Áp dụng lý thuyết nhiễu loạn chiral vào một số quá trình rã của meson p0, hh’.

8. Chuyên ngành:          Vật lý nguyên tử                                                           

9. Mã số: 62440106

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           GS. TS. Hà Huy Bằng                                                   

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Trình bày lý thuyết nhiễu loạn chiral cho vùng năng lượng thấp. Đó là một lý thuyết hữu hiệu cho quá trình nghiên cứu sắc động học lượng tử ở vùng năng lượng thấp (~1 GeV) khi lý thuyết nhiễu loạn thông thường không còn đúng nữa.

- Đã xem xét đóng góp của quá trình trao đổi một pion đơn (với thế năng Yukawa) lên sự tách vạch siêu tinh tế của nguyên tử hydrogen muonic. Đây là quá trình đóng góp mới nhằm cải thiện đánh giá lý thuyết của hiệu ứng tương tác mạnh so với những kết quả thực nghiệm chính xác nhằm làm giảm sai số trong việc xác định bán kính Zemach rZ. Luận án đã chỉ ra cách làm như thế nào để tính toán đóng góp này dựa trên các kết quả thí nghiệm p0à e+ e-, h àm+ m- kết hợp với khai triển chiral năng lượng thấp. Việc sử dụng đối xứng chiral rất quan trọng để cố định lại hợp lý dấu của hằng số tương tác p0ll, p0NN và cũng rất cần thiết để biểu diễn khai triển động lượng thấp tại các đỉnh. Kết quả đóng góp của quá trình trao đổi một pion đến sự tách vạch siêu tinh tế của nguyên tử hydrogen muonic là:  DEpHFS= -(0.19± 0.05) meV.
- Quá trình h àm+m- được biết đến như là để cung cấp thông tin cho các hiện tượng luận ở mức năng lượng thấp, cụ thể là cải thiện độ bất định của hằng số liên kết chiral c1,2 trong vấn đề mà luận án đề cập: Cải thiện kết quả tính toán đóng góp của quá trình trao đổi pion đơn trong nguyên tử hydrogen muonic.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Kết quả luận án sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về hiện tượng luận của lý thuyết nhiễu loạn chiral. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu các hiện tượng vật lý ở vùng năng lượng thấp, ở đó lý thuyết nhiễu loạn thông thường không còn đúng nữa.

- Những nghiên cứu hiện tượng luận này kết hợp với các kết quả thực nghiệm sẽ giúp ta hoàn chỉnh các tiên đoán lý thuyết.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

-  Tính toán quá trình đóng góp pion không chỉ dừng ở mức một vòng (loop) lên dịch chuyển 2S – 2P trong nguyên tử hydrogen muonic mà tính toán đến bổ chính bậc cao hơn ở mức hai vòng.

- Tính toán dịch chuyển 2S -2P trong nguyên tử deuterium muonic (md) và ion heli muonic (m3He,  m4He).

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyen Thu Huong, Emi Kou and Bachir Moussallam (2016), “Single pion contribution to the hyperfine splitting in muonic hydrogen”, Physical Review D 93(11), 114005.

[2] Nguyen Thu Huong, Emi Kou and Benoit Viaud (2016), “Novel approach to measure the leptonic h(‘)àm+m-- decays via charmed meson decays”, Physical Review D 94(5), 054040.

[3] Nguyen Thu Huong and Ha Huy Bang (2016), “Using Factorization to Estimate the Charmed Meson Decays”, VNU Journal of Science: Mathematics – Physics, Vol. 32(3), pp. 56-63.

 Quang Vũ - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   |