Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Văn Quảng
Tên đề tài luận án: Các di tích đền - tháp, thành - lũy Champa ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Quảng          

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 02/11/1982                                                           

4. Nơi sinh: Bình Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh đề tài luận án, số 2963/QĐ-XHNV, ngày 14/11/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Các di tích đền - tháp, thành - lũy Champa ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

8. Chuyên ngành: Khảo cổ học                                                 

9. Mã số: 62.22.03.17

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Đình Phụng và PGS.TS. Hán Văn Khẩn.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Tập hợp, hệ thống hóa, cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan về các di tích đền - tháp, thành - lũy văn hóa Champa hiện còn ở khu vực Bình - Trị - Thiên.

- Xây dựng bản đồ phân bố các di tích văn hóa Champa tiêu biểu ở khu vực này.

- Làm rõ đặc điểm của hệ thống các di tích đền - tháp và thành - lũy Champa trên địa bàn Bình - Trị - Thiên.

- Giải quyết các mối quan hệ của hệ thống di tích đền - tháp và thành - lũy văn hóa Champa ở khu vực Bình - Trị - Thiên trong tổng thể văn hóa Champa. 

- Đánh giá các giá trị về lịch sử, văn hóa của di tích, di vật văn hóa Champa ở khu vực này.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Góp phần nâng cao nhận thức về văn hóa Champa nói chung, khu vực Bình - Trị - Thiên nói riêng.

- Tham khảo, vận dụng vào giảng dạy chuyên đề Văn hóa Champa ở các trường Đại học.

- Giúp các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di vật văn hóa Champa trên địa bàn.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nguồn gốc văn hóa Champa ở khu vực này.

- Lịch sử, văn hóa Champa ở Bình - Trị - Thiên trong 10 thế kỷ đầu công nguyên.

- Nghiên cứu điêu khắc Champa ở Bình - Trị - Thiên dưới góc độ Tiếu tượng học.

- Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di vật văn hóa Champa ở khu vực này trong bố cảnh hiện nay.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Nguyễn Văn Quảng (2015), “Vai trò của thành Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) trong lịch sử Champa và Đại Việt: tiếp cận qua những kết quả nghiên cứu khảo cổ học”, Tạp chí Khảo cổ học (5), Viện Khảo cổ học Việt Nam, tr. 38 - 61.

- Nguyễn Văn Quảng (2016), Các di tích đền tháp Champa ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khảo cổ học (6), Viện Khảo cổ học Việt Nam, tr. 73 - 94.

- Nguyễn Văn Quảng (2016), Thủy hệ thành cổ Hóa Châu (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế)”, Tạp chí Khoa học (11), Đại học Huế, tr. 183 - 197.

- Nguyễn Văn Quảng (2016), “Hoa Chau citadel in Thua Thien Hue province: New views on archaeological research result from 2007 to 2012”, Hue University Journal of Science and Humanities (09), pp. 85 - 95.

- Nguyễn Văn Quảng (2016), “Sites of Champa temples/towers in Thua Thien Hue”, Archaeology Journal (11), Vietnam Institute of Archaeology, pp. 65 - 86.

- Nguyễn Văn Quảng (chủ nhiệm đề tài) (2017), “Nhận thức mới về thành cổ Hóa Châu ở Thừa Thiên Huế qua kết quả khai quật, nghiên cứu giai đoạn 2007-2013”, Đề tài Cơ sở Đại học Huế, mã số DHH2015-01-77, nghiệm thu chính thức tháng 3 năm 2017.

 

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   |