Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trần Anh Tú
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu các dạng front trên khu vực Biển Đông Nam Bộ do hệ quả tương tác sông-biển.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: TRẦN ANH TÚ     

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:     18/9/1976                                             

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: Quyết định số 5676 / QĐ/ĐHKHTN ngày 19/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn 12 tháng theo Quyết định số 597/QĐ-ĐHKHTN, ngày 06/3/2018 Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu các dạng front trên khu vực Biển Đông Nam Bộ do hệ quả tương tác sông-biển.

8. Chuyên ngành: Hải dương học                      

9. Mã số: 62 44 02 28

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           Hướng dẫn chính: GS. TS. Đinh Văn Ưu

                                                            Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Trần Đình Lân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Front nhiệt mặt biển có tính chất biến đổi mùa rõ rệt, tần suất xuất hiện trong mùa gió Đông Bắc lớn gấp nhiều lần so với mùa gió Tây Nam. Tại các khu vực nước trồi (Bình Thuận), vùng cửa sông ven biển hạ lưu sông Mê Kông và cửa vịnh Thái Lan các dải front nhiệt mặt biển khác nhau đáng kể trong năm. Độ dài của dải front nhiệt mặt biển có thể lên đến vài trăm km, với hướng chủ đạo song song với đường bờ và thời gian tồn tại có thể đạt 20 ngày.

- Khu vực cửa sông Hậu luôn tồn tại front độ muối tại tầng 3m.. Tầng 0 - 3 m khối nước từ sông đưa ra hoàn toàn chiếm ưu thế. Độ dày front độ muối khu vực cửa sông Mê Kông khoảng 2m. Tầng 5 - 10m khối nước biển hoàn toàn chiếm ưu thế. Front độ muối dịch chuyển từ phía nam lên phía bắc theo độ sâu.

- Trong pha triều cường khu vực Cửa Đại có front độ đục dày 1m tại giữa cột nước. Khu vực Cửa Cung Hầu, front độ đục không rõ nét như phía Bắc (Cửa Đại) và phía Nam (Cửa Trần Đề) của khu vực hệ thống cửa sông Mê Kông. Tại khu vực Cửa Trần Đề luôn luôn tồn tại front độ đục tại tầng 9m. Front độ đục có xu thế dịch chuyển về phía nam theo độ sâu cột nước.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Luận án nghiên cứu được vị trí, cấu trúc, điều kiện hình thành và biến đổi theo mùa của các front nhiệt, muối và độ đục trên khu vực biển khơi Việt Nam và vùng biển Đông Nam Bộ.

Kết quả thu được làm sáng tỏ thêm tính chất của các khối nước sông - biển thuộc vùng biển Đông Nam Bộ. Đây là cơ sở khoa học cho việc xác định các ngư trường quan trọng ngoài khơi biển Việt Nam; kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ lục địa đưa ra và tiến tới xác định các ngưỡng front sinh thái vùng cửa sông Mê Kông.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Với các hoạt động xây dựng công trình trên các lưu vực hệ thống sông Mê Kông và tác động của biến đổi khí hậu, dẫn đến tài nguyên nước mặt của các con sông này đang bị de dọa nghiêm trọng. Việc này dẫn đến sự tương tác sông-biển khu vực nghiên cứu ngày càng phức tạp. Bởi vậy, việc nghiên cứu sự kết nối các tầng khác nhau theo cột nước và xây dựng các hàm tương quan giữa môi trường sinh thái đối với các đặc trưng front sẽ là các hướng nghiên cứu tiếp theo của nghiên cứu sinh.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1]. Trần Anh Tú, Phạm Hải An, Lê Đức Cường (2014), “Cấu trúc thẳng đứng nhiệt-muối và độ đục trong nước vùng châu thổ Cổ Chiên”, Tuyển tập Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh học biển và phát triển bền vững lần thứ hai (DOI 10.15625/MBSD2.2014-0100) Nhà xuất bản KH TN&CN, tr. 853-858.

[2]. Trần Anh Tú, Đinh Văn Ưu (2015), “Đặc điểm cấu trúc thẳng đứng nhiệt-muối vùng cửa sông ven biển châu thổ sông Cửu Long”, Tuyển tập HN KH Cơ học Thủy khí Toàn quốc, (ISSN 1859-4182), tr. 663-668.

[3]. Vu Duy Vinh, Tran Anh Tu, Tran Dinh Lan, Nguyen Ngoc Tien (2015), Characteristics of Suspended Particulate Matter and the Coastal Turbidity Maximum Areas of the Mekong River”, Journal of Environmental Science and Engineering A; volume 4; number 2 (DOI: 10.17265/2162-5298/2015.02.002), pp. 67-78.

[4]. Trần Anh Tú, Lê Đức Cường, Đinh Văn Ưu (2015), “Mô phỏng sự lan truyền vật chất lơ lửng vùng cửa sông ven biển sông Mê Kông”, Tuyển tập HN KH Cơ học Thủy khí Toàn quốc (ISSN 1859-4182), tr.782-793.

[5]. Lê Đức Cường, Trần Anh Tú (2016), “Đánh giá tác động của điều kiện bão đến đặc điểm vận chuyển bùn cát vùng cửa sông ven bờ sông Mekong” Tạp chí KH&CN Biển, Tập 16, Số 4 (ISSN:1859-3097). tr. 381-386,

[6]. Trần Anh Tú, Phạm Hải An, Phạm Văn Tiến, Đinh Văn Ưu (2017), “Mô phỏng sự xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long do biến đổi khí hậu”, Tuyển tập HN KH Cơ học Thủy khí Toàn quốc (ISSN 1859-4182), tr. 639 - 648.

[7]. Trần Anh Tú, Nguyễn Kim Cương, Đinh Văn Ưu (2018), “Đặc điểm front nhiệt mặt biển vùng biển Đông Nam Việt Nam”, Tạp chí KH&CN Biển, Tập 16, Số 4 (ISSN:1859-3097) tr. 32-45.

 Đức Chu - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   |