Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Lan
Tên đề tài luận án: Tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại các khu tái định cư ở Hà Nội hiện nay.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Lan     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 11/11/1983                                      

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH của Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV, ngày 31 tháng 12 năm 2014

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ theo quyết định số 464/QĐ-XHNV ngày 26 tháng 2 năm 2019.

7. Tên đề tài luận án: Tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại các khu tái định cư ở Hà Nội hiện nay.

8. Chuyên ngành: Xã hội học                                              

9. Mã số: 62 31 03 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Nguyên Anh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Người dân ở một số khu tái định cư ở Hà Nội hiện nay vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt. Cụ thể: không được tiếp cận đầy đủ thông tin về nước, nước sinh hoạt không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, chất lượng không đảm bảo, giá nước cao. Trong việc sử dụng nước, tuỳ thuộc địa bàn và loại nước tiếp cận được mà người dân sử dụng loại nước khác nhau cho những mục đích sinh hoạt khác nhau.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng nước của người dân tái định cư là chính sách của nhà nước, thực tế tổ chức thực hiện, điều hành quản lý của các bên liên quan đối với các khu tái định cư và hiện trạng cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội về nước ở khu tái định cư. Ngoài ra, các hộ gia đình có những đặc điểm khác nhau về quy mô, mức sống và loại nhà tái định cư cũng có những khác biệt trong việc tiếp cận và sử dụng nước.

- Những khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân tái định cư đồng thời cũng gây nên nhiều bức xúc trong cộng đồng dân tái định cư về vấn đề này. Trong hoàn cảnh khó khăn khi tiếp cận và sử dụng nước, người dân tái định cư đã có những ứng phó linh hoạt ở hai cấp độ: hộ gia đình và cấp độ cộng đồng.

- Việc thực hiện đúng vai trò của các bên liên quan cùng với việc nâng cao nhận thức, sự tham gia và khả năng tự quản của người dân sẽ góp phần cải thiện việc tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt ở các khu tái định cư, góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho bộ phận dân cư này.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác cùng chủ đề sau này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đô thị ở Hà Nội có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này từ đó có chính sách phù hợp và thực tế hơn trong tương lai.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Các nghiên cứu về ứng phó của người dân trong điều kiện nước ngày càng khan hiếm, nghiên cứu nhìn nhận vấn đề dưới góc độ quản lý hoặc nghiên cứu nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn của vốn xã hội…

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.      Nguyễn Thị Lan (2017), “Một số yếu tố tác động đến tiếp cận và sử dụng nước sạch của người dân các nước đang phát triển hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn, số 10, tháng 12/2017, tr.31- 38.

2.      Nguyễn Thị Lan (2017), “Một số hướng tiếp cận về quản lý nước sạch hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 8 (149), 2017, tr.64-69.

3.      Nguyễn Chí Dũng – Nguyễn Thị Lan (2018), Một số vấn đề quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học nội vụ, số 23, tháng 3/2018, tr 13-23   

4.      Nguyễn Thị Lan (2019), “Sự hài lòng của các hộ tái định cư ở Hà Nội về dịch vụ nước sinh hoạt”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (145), 2019, tr. 36-48    

 

 Tân Tân - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   |