Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trương Thị Thảo Nguyên
Tên đề tài: Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trương Thị Thảo Nguyên                           2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 27/06/1984                                                                        4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ-XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp nhà nước:

Tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân và ảnh hưởng của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX.

8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

9. Mã số: 62 22 03 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn một số nội dung cơ bản của tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần như quan niệm về dân, về vai trò, vị trí của dân, về trách nhiệm của nhà vua, của nhà nước phong kiến đối với dân. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ sự ảnh hưởng tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần đến tư tưởng về dân lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX qua quan điểm của một số nhà nho, nhà vua, nhà tư tưởng Việt Nam thời kỳ này.

- Luận án khẳng định những giá trị của tư tưởng về dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX và rút ra ý nghĩa trong bài học “lấy dân làm gốc” của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Tư tưởng về dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam để lại nhiều giá trị, nhiều bài học kinh nghiệm mà ngày nay, chúng ta cần tiếp thu, kế thừa và vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Những kết quả nghiên cứu trong luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập về Nho giáo, Nho giáo Việt Nam và lịch sử tư tưởng Việt Nam. Luận án cũng có thể trở thành tư liệu tham khảo cho các chuyên ngành có liên quan.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nội dung và ý nghĩa nhân văn của tư tưởng về dân trong Nho giáo Trung Quốc và Nho giáo Việt Nam.

- Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của tư tưởng về dân trong Nho giáo Trung Quốc và Nho giáo Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng nhân dân, trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ mày Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo và ý nghĩa của nó.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Trương Thị Thảo Nguyên (2013), “Tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên (109), tr.9-13.

Trương Thị Thảo Nguyên (2016), “Ảnh hưởng của tư tưởng về dân trong Nho giáo tiên Tần tới tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (384), tr.121-123.

Trương Thị Thảo Nguyên (2017), “Tư tưởng về dân của Lê Thánh Tông”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (394), tr.90-92.

Trương Thị Thảo Nguyên (2017), “Phạm trù dân trong Nho giáo tiên Tần”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (401), tr.42-44.

Trương Thị Thảo Nguyên (2019), “Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về vị trí, vai trò của dân trong xã hội”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (Số đặc biệt kỳ 1), tr.277-280.

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   |