Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trần Hà Thu
Tên đề tài: Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học cơ sở

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Hà Thu                                              2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 29/11/1986                                                                        4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31tháng 12 năm 2014

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có

7. Tên đề tài luận án: Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học cơ sở

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                                                 9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà; PGS. TS. Lê Văn Hảo

11.  Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về mặt lý luận:

- Từ mô hình lý thuyết hỗn hợp về Trí tuệ cảm xúc (TTCX) của Bar - On, đề tài đã xây dựng khái niệm và các mặt biểu hiện TTCX của học sinh trung học cơ sở (HS THCS). “Trí tuệ cảm xúc của học sinh THCS là tổ hợp các kỹ năng và phẩm chất giúp các em có thể thấu hiểu và thể hiện bản thân, thấu hiểu và liên hệ với người khác cũng như ứng phó được với những yêu cầu của cuộc sống hàng ngày”.TTCX tổng quát của HS THCS được biểu hiện ở bốn khả năng thành phần sau: nội cá nhân, liên cá nhân, quản lý căng thẳng và khả năng thích nghi.

- Luận án bước đầu kiểm tra mức độ ý nghĩa và phù hợp của các biến trong thang đo TTCX (BarOn EQ - i: YV) dành cho trẻ từ 7 đến 18 tuổi của tác giả Bar-On trên khách thể HS THCS ở Việt Nam. Từ kết quả kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo, luận án đã đưa ra một thang đo TTCX tổng quát phù hợp với khách thể nghiên cứu của luận án. Theo đó, thang đo TTCX tổng quát vẫn gồm 4 tiểu thang đo, đo lường các khả năng nội cá nhân, liên cá nhân, quản lý căng thẳng, khả năng thích nghi. 02 tiểu thang đo cảm nhận hạnh phúc và chỉ số ấn tượng tích cực được giữ nguyên. Tiểu thang đo liên cá nhân và quản lý căng thẳng đã có sự thay đổi về số lượng biến Những biến không phù hợp đã được loại bỏ để phù hợp với mẫu khách thể nghiên cứu của luận án.

Về mặt thực tiễn

Nhìn chung, HS THCS có mức độ TTCX phát triển phù hợp với lứa tuổi. Trong đó, mức độ phát triển của các khả năng thành phần phần tương đối xấp xỉ nhau. Khả năng liên cá nhân có chỉ số phát triển cao nhất, đứng thứ hai là khả năng thích nghi, thứ ba là khả năng quản lý cẳng và cuối cùng là khả năng nội cá nhân.

Không có sự khác biệt về TTCX giữa học sinh nam và học sinh nữ. Học sinh ở thành phố có chỉ số TTCX tổng quát và khả năng liên cá nhân cao hơn học sinh ở nông thôn. HS là cán bộ lớp có TTCX tổng quát, khả năng liên cá nhân, nội cá nhân và khả năng thích nghi tốt hơn những HS không giữ chức vụ nào trong lớp. HS càng ở lớp trên thì càng có khả năng nội cá nhân tốt hơn học sinh lớp dưới. Xét ở nhóm HS có TTCX tổng quát phát triển dưới mức trung bình, HS nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn HS thành phố. Xét ở nhóm có TTCX tổng quát, khả năng nội cá nhân và khả năng liên cá nhân phát triển trên mức trung bình, HS nữ chiếm tỉ lệ cao hơn HS nam.

TTCX tổng quát có mối tương quan thuận với các mối quan hệ cá nhân của HS. TTCX cũng có thể dự báo sự thay đổi các mối quan hệ của học sinh với bố mẹ, anh/chị/em ruột và bạn. Trong đó, khả năng thích nghi có thể dự báo sự gia tăng tính ủng hộ và khả năng quản lý căng thẳng có thể dự báo sự hạn chế những tương tác tiêu cực trong các mối quan hệ của học sinh.

Đặc điểm tính cách của HS và hành vi ứng xử của cha mẹ có mối quan hệ với TTCX của HS. Trong đó, đặc điểm tính cách có khả năng dự báo sự thay đổi của TTCX mạnh mẽ hơn hành vi ứng xử của cha mẹ. Trong 5 kiểu tính cách thì tính dễ mến có thể dự báo mạnh nhất sự thay đổi tích cực của TTCX. Trong 3 kiểu hành vi thì hành vi ủng hộ của người mẹ có mức độ dự báo nhiều nhất sự thay đổi tích cực trong trình độ TTCX của học sinh.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Sử dụng thang đo TTCX (BarOn EQ - i: YV) đã được nghiên cứu kiểm tra độ tin cậy và mức ý nghĩa của các biến trên khách thể học sinh trung học cơ sở để áp dụng nghiên cứu trên các nhóm khách thể học sinh khác tại Việt Nam.

- Hỗ trợ, đề xuất các chương trình, hoạt động giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở tới gia đình và nhà trường.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Thích ứng thang đo TTCX (BarOn EQ - i: YV) dành cho trẻ từ 7 đến 18 tuổi trên thanh thiếu niên Việt Nam.

- Nghiên cứu các yếu tố tâm lý , xã hội khác có mối quan hệ hay khả năng dự báo sự thay đổi trí tuệ cảm xúc của thanh thiếu niên như: khí chất, phong cách giáo dục của cha mẹ, hành vi ủng hộ xã hội, hành vi nguy cơ...

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

(1) Trần Hà Thu (2016), “Mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và thành tích học tập ở lứa tuổi thiếu niên”, Tạp chí Khoa học Xã hội Nhân văn (2 (2b), tr.218-225, ISSN: 2354-1172.

(2) Trần Hà Thu (2017), “Mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và hành vi nguy cơ ở thanh thiếu niên”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (141), tr.57-61, ISSN 0868 - 3662.

(3) Trần Hà Thu, Trương Thị Khánh Hà (2018), “Trí tuệ cảm xúc và chất lượng các mối quan hệ của thiếu niên”, Tạp chí Tâm lý học ( 12), tr.3-17, ISSN: 1859-0098.

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   |