Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Thu Trang
Tên đề tài: So sánh truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Trang                                2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/04/1980                                                                        4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định về việc điều chỉnh tên đề tài.

- Quyết định về việc gia hạn thời gian học tập: từ 01/01/2018 đến 31/06/2018, từ 31/06/2018 đến 31/12/2018.

7. Tên đề tài luận án: So sánh truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ

8. Chuyên ngành: Văn học dân gian                                                       9. Mã số: 62 22 01 25

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Chí Quế

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Về kết quả nghiên cứu: Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu so sánh một cách chuyên sâu và hệ thống về truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Ấn Độ. Luận án đã khảo sát, phân tích so sánh 16 type truyện cổ tích thần kì tương đồng gồm 131 bản truyện của Việt Nam và Ấn Độ về phương diện kết cấu và motif, khái quát được những giá trị tiêu biểu, tìm ra được những nét tương đồng và khác biệt đồng thời lí giải được nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó.        

- Về mặt tư liệu: Luận án đã dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt 30 bản truyện cổ tích thần kì của Ấn Độ, giúp người đọc hiểu biết thêm về truyện cổ tích, văn hóa, đất nước và con người Ấn Độ.

- Về mặt nghiên cứu và giảng dạy: Luận án đã cung cấp tài liệu tham khảo và nội dung giảng dạy cho những môn học liên quan như các môn: Văn học dân gian Việt Nam, Văn học Ấn Độ, Nghiên cứu văn học dân gian theo phương pháp loại hình, Nghiên cứu văn học so sánh trong trường đại học.

- Về mặt đối ngoại: Luận án nghiên cứu so sánh truyện cổ tích Việt Nam và Ấn Độ trong sự đối sánh hai nền văn hóa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong quá trình hội nhập để phát triển. 

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần tích cực vào việc biên soạn tài liệu giảng dạy văn học so sánh, văn học và văn hóa dân gian Việt Nam và Ấn Độ, cung cấp tư liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, giảng viên và nhà nghiên cứu.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về những type truyện cổ tích tương đồng của Việt Nam và Ấn Độ, hoặc mở rộng ra hướng nghiên cứu so sánh với một số nước khác trong khu vực và trên thế giới.

14. Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án:

- Nguyễn Thị Thu Trang (2011), “Những motif chính xây dựng nên hình tượng người khỏe tài ba trong truyện kể dân gian Việt Nam”, Việt Nam học và tiếng Việt các hướng tiếp cận, NXB Khoa học Xã hội, tr. 417-432.

- Nguyễn Thị Thu Trang (2013), “Kiểu truyện người khỏe tài ba trong truyện kể dân gian Việt Nam và thế giới”, Nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, tr. 414-428.

- Nguyễn Thị Thu Trang (2017), “Sự ảnh hưởng của tôn giáo tín ngưỡng Ấn Độ trong truyện cổ dân gian Việt Nam”, Nghiên cứu giảng dạy Việt Nam học và Tiếng Việt, những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 611-623, ISBN 978-604-62-8436-9.

- Nguyễn Thị Thu Trang (2017), “Type truyện Cô Lọ Lem ở Việt Nam và một số nước châu Á”, Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 1111-1120, ISBN 978-604-73-5445-0.

- Nguyễn Thị Thu Trang (2018), “Nhân vật Chàng trai khỏe trong truyện cổ tích Việt Nam và Ấn Độ”, Giảng dạy, nghiên cứu Việt Nam học và tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 685-693, ISBN 978-604-73-6155-7.

- Nguyễn Thị Thu Trang (2018), “Kiểu truyện Chàng trai khỏe trong truyện cổ tích Việt Nam và Ấn Độ nhìn từ phương diện kết cấu”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 4 (2b), tr. 276-285, ISSN 2354-1172.

- Nguyễn Thị Thu Trang (2018), “So sánh những motif xây dựng nên hình tượng Chàng trai khỏe trong truyện cổ tích Việt Nam và Ấn Độ”, Tạp chí Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (10 + 11), tr. 57-68, ISBN 1859-0136.

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   |