Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đinh Thị Xuân Hạnh
Tên đề tài: Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn trên Tạp chí Khoa học – ĐHQGHN)

1. Họ và tên: Đinh Thị Xuân Hạnh                                                           2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 31/01/1978                                                                        4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2798/2012/QĐ-XHNV-SĐH , ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian học tập tới 31/12/2017

7. Tên đề tài luận án: Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong văn bản khoa học (qua các bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn trên Tạp chí Khoa học – ĐHQGHN)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam                                                    9. Mã số: 62 22 01 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Chí Hòa

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ hơn, minh chứng cho cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học văn bản trên hai phương diện liên kết và mạch lạc. Sự liên kết của các câu, các đoạn và các yếu tố thành phần đã tạo nên sự logic, mạch lạc trong các mối quan hệ ngữ nghĩa. Do vậy, đã góp phần tạo nên tính hoàn chỉnh về hình thức và cấu trúc nội dung cho các bài báo KHXH&NV.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy đặc điểm liên kết (các phép liên kết, các phương tiện liên kết đặc thù) và đặc điểm mạch lạc nổi bật (trong quan hệ đề tài – chủ đề; quan hệ lập luận; quan hệ giữa các câu, đoạn, cấu trúc toàn văn bản) trong các bài báo KHXH&NV trên Tạp chí Khoa học - ĐHQGHN. Trong quá trình tạo lập và phân tích các bài báo KHXH&NV cần lưu ý đến cấu trúc hình thức, tính hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện liên kết để tạo giá trị mạch lạc cho văn bản. Ngoài ra, kết quả của luận án có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Việc đáp ứng đúng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế khi tạo lập và biên tập các bài báo Khoa học Xã hội và Nhân văn đóng vai trò quan trọng trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm phong cách khoa học trong các bài báo khoa học thuộc nhiều chuyên ngành.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

[1] Đinh Thị Xuân Hạnh (2012), “Một số hiệu quả của việc sắp xếp trật tự vế chính đứng trước vế phụ trong câu ghép chính phụ”, Tạp chí Ngôn ngữ (9), tr.59-70.

[2] Đinh Thị Xuân Hạnh (2016), “Đặc điểm liên kết và mạch lạc trong cấu trúc nghĩa các bài báo khoa học xã hội và nhân văn”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (2b), tr.250-267.

[3] Đinh Thị Xuân Hạnh (2017), “Nghiên cứu liên kết trong văn bản tiếng Việt”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Ngôn ngữ học Việt Nam: 30 năm đổi mới và phát triển. NXB Khoa học Xã hội, tr.1191-1208.

[4] Đinh Thị Xuân Hạnh (2017), “Rèn luyện năng lực phản biện và tổ chức các văn bản khoa học cho sinh viên trong trường đại học”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.355-362. 

[5] Đinh Thị Xuân Hạnh (2017), “Chiến lược sử dụng phương thức liên kết qua các ngữ vực”, Kỷ yếu hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc lần thứ 20: Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và phát triển, NXB Dân trí, tr.313-321.

[6] Đinh Thị Xuân Hạnh (2018), “Phương thức liên kết từ vựng trong việc tạo ra giá trị mạch lạc cho các bài báo khoa học xã hội và nhân văn”, Tạp chí Từ điển và Bách khoa thư (1), tr.54-60.

[7] Đinh Thị Xuân Hạnh (2018), “Khảo sát các phép liên kết trong các bài báo Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội nhân văn”, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr.65-80.

[8] Đinh Thị Xuân Hạnh (2018), “Tình hình sử dụng các phép liên kết trong một số văn bản tiếng Việt thuộc ba phong cách chức năng: nghệ thuật, hành chính, khoa học”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn 4(1), tr.103-116.

[9] Đinh Thị Xuân Hạnh (2018), “Một số đề xuất tăng cường năng lực tổ chức văn bản khoa học cho sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn”, Kỷ yếu hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm 2017: Khoa học Xã hội và Nhân văn trong quá trình toàn cầu hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.321-330. 

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   |