Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Kim Luyến
Tên đề tài: Đối chiếu liên hệ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản Hướng dẫn sử dụng thuốc Anh-Việt (theo lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống)

1. Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Kim Luyến                                               2. Giới tính: Nữ

3. Ngày, tháng, năm sinh: 13/3/1977                                                       4.  Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh theo Quyết định số 4618/2016/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Đối chiếu liên hệ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản Hướng dẫn sử dụng thuốc Anh-Việt (theo lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống).

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh- đối chiếu                                9. Mã số: 62 22 02 41

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Hoàng Văn Vân

11. Tóm tắt kết quả mới của luận án

- Hai phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt là phương thức biểu hiện tương thích và phương thức biểu hiện không tương thích. Trong đó, phương thức biểu hiện tương thích nghĩa liên nhân trong thể loại văn bản này chiếm ưu thế hơn là phương thức biểu hiện không tương thích.

+ Từ bình diện thức: Cả hai nhóm ngôn liệu văn bản HDSD thuốc đều không sử dụng đầy đủ tất cả các phương tiện ngôn ngữ hiện thực hoá tương thích và không tương thích các chức năng lời nói. Điều này chỉ ra nghĩa liên nhân trong thể loại văn bản HDSD thuốc trong hai ngôn ngữ không được biểu hiện đầy đủ trên tất cả các phương tiện ngôn ngữ, phần nào làm cho thể loại văn bản này chưa thật sự đạt được mức độ tương tác, gần gũi với người đọc.

+ Từ bình diện tình thái: Chúng tôi cũng đã quan sát thấy được cách tính tình thái được hiện thực hoá tương thích và không tương thích trong diễn ngôn HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt thông qua cách sử dụng phương tiện tình thái trong thể loại ngôn bản này.

 - Các văn bản HDSD thuốc nhóm tiếng Anh sử dụng khá đa dạng các phương tiện thức và tình thái về mặt số lượng, kiểu loại cũng như phương thức hiện thực hoá trong tạo dựng mối quan hệ liên nhân với người đọc so với nhóm ngôn liệu tiếng Việt. Điều này thể hiện sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ về khả năng thuyết phục, sự gắn kết giữa văn bản và người đọc và sự tương tác giữa hai tham thể trong thể loại văn bản này.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được tham khảo để tiếp tục nghiên cứu về nghĩa liên nhân trong các văn bản thể loại khác trong tiếng Anh và tiếng Việt, giúp cho các nhà nghiên cứu trong biên soạn và chỉnh lý ngôn ngữ trong các văn bản y khoa; trở thành tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập và điều trị.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Để có một cái nhìn toàn diện về các kiểu ý nghĩa được kiến tạo trong thể loại ngôn bản này, nghiên cứu trong tương lai sẽ phải tập trung vào các ý nghĩa ngôn bản (được hiện thực hoá trong các nguồn tài nguyên đề-thuyết, tiêu điểm thông tin và liên kết ngôn bản), nghĩa tư tưởng (được hiện thực hoá thông qua hệ thống chuyển tác). Ngoài ra, vai trò của hình ảnh trực quan trong việc hướng dẫn và truyền thông kiến thức y khoa, thể hiện tính tương tác giữa văn bản HDSD thuốc và người đọc (người bệnh) cũng là những yếu tố cần được nghiên cứu trong những nghiên cứu tiếp theo.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1. Nguyễn Thị Kim Luyến (2018), “Hiện thực hoá ý nghĩa liên nhân trong ngôn bản hướng dẫn sử dụng thuốc từ cách tiếp cận ngôn ngữ học chức năng hệ thống (trên ngữ liệu tiếng Việt)”, T/c Ngôn ngữ & đời sống 7(274), tr. 25-33.

2. Nguyễn Thị Kim Luyến (2018), “Modality expressions revealing power relation in English patient information leaflets, a systemic functional linguistic approach”, T/c Ngôn ngữ & đời sống 11B (279), tr. 46-53.

3. Nguyễn Thị Kim Luyến (2018), “Nghĩa liên nhân qua phương thức biểu hiện ngôn ngữ tình thái trong ngôn bản hướng dẫn sử dụng thuốc từ cách tiếp cận ngôn ngữ học chức năng hệ thống”, T/c Ngôn ngữ & đời sống 12 (280), tr. 40-47.

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   |