Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Quang Long
Tên đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích theo Luật hình sự Việt Nam

1. Họ và tên: Nguyễn Quang Long                                  2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 15/3/1974                                                 4. Nơi sinh: Nghệ An.

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4867/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):

Quyết định kéo dài thời gian học tập số122/QĐ- ĐHQGHN ngày 09/01/2018 và Quyết định số 107/QĐ- ĐHQGHN ngày 14/01/2019 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích theo Luật hình sự Việt Nam”

8. Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự           9. Mã số: 9380101.03

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Lê Văn Cảm

11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án:

Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong khoa học luật hình sự Việt Nam ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học từ khi pháp điển hóa lần thứ nhất (BLHS năm 1985). Đóng góp mới về khoa học của luận án thể hiện những nội dung chính sau đây:

Một là, luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận để xây dựng nên khái niệm khoa học về chế định án tích (khái niệm án tích, chế định án tích, đặc điểm, cơ sở của việc quy định, hậu quả pháp lý của án tích...);

Hai là, nghiên cứu quy định về án tích theo BLHS Việt Nam trong sự so sánh với BLHS một số nước trên thế giới (Liên bang Nga, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp và Vương quốc Thụy Điển) để rút ra bài học kinh nghiệm cho nước ta;

Ba là, phân tích lịch sử hình thành và phát triển chế định án tích từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, qua đó rút ra những nhận xét, đánh giá;

Bốn là, trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế, thiết sót từ quy định trong BLHS, thực tiễn thi hành (áp dụng) quy định về chế định án tích, luận án đưa ra các yêu cầu của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật và các giải pháp hoàn thiện, cũng như bảo đảm áp dụng quy định của BLHS về chế định này.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

Nghiên cứu, đánh giá đúng đắn của việc áp dụng chế định án tích vào thực tiễn thi hành, đồng thời phân tích những hạn chế, thiết sót từ các quy định của chế định án tích theo luật hình sự Việt Nam, nhằm đề xuất và luận chứng sự cần thiết phải khắc phục, hoàn thiện pháp luật và đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng chế định án tích trong thực tiễn.

Những đề xuất, kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định BLHS năm 2015 về chế định án tích được nêu ra và phân tích trong luận án có giá trị tham khảo cho các nhà lập pháp trong việc sửa đổi, bổ sung các quy định này.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Xu hướng nhân đạo hóa trong pháp luật hình sự Việt Nam về án tích.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Lê Văn Cảm, Nguyễn Quang Long, Nguyễn Văn Thủy (2016), “Điểm mới trong các chế định về biện pháp tha miễn, quy định đối với pháp nhân thương mại và người dưới 18 tuổi phạm tội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 07(311), tr.7-14.

- Nguyễn Quang Long (2018), “Quy định về án tích trong luật Hình sự một số nước trên thế giới và việc tiếp nhận vào Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát, (9), tr. 50-61.

- Nguyễn Quang Long (2019),“Hoàn thiện các quy phạm về chế định án tích trong Bộ luật Hình sự năm 2015”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, 3(29),tr. 12-21.

- Lê Văn Cảm, Nguyễn Quang Long (2019), “Các quy phạm về án tích trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành và việc tiếp tục hoàn thiện ”, (trong sách Bộ luật Hình sự năm 2015 với yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân và hội nhập quốc tế trong phòng, chống tội phạm), Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 91-102.

 Phong Nguyên
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   |