Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đào Lan Hương
Tên đề tài: Cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên trong mối quan hệ với gia đình

1. Họ và tên: Đào Lan Hương                                        2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 18/01/1984                                                4. Nơi sinh: Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV-SĐH ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài từ “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan của trẻ vị thành niên trong mối quan hệ gia đình và bạn bè” sang đề tài “Cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên trong mối quan hệ với gia đình”. Theo quyết định số 579/ QĐ-XHNV ngày 09/03/2018.

7. Tên đề tài luận án: Cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên trong mối quan hệ với gia đình.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                         9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hằng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1. Về mặt lý luận:

(1) Luận án đã hệ thống hóa được các lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc trên thế giới và bổ sung vào hệ thống nghiên cứu lý luận hiện mới chỉ đang bước đầu được nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm gần đây.

 (2) Luận án cũng đã chỉ ra được hạnh phúc là một cấu trúc đa chiều cạnh và có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau trong đó nổi bật lên có hai xu hướng nghiên cứu chính về cảm nhận hạnh phúc đó là cảm nhận hạnh phúc hưởng lạc (Hedonic well-being) và cảm nhận hạnh phúc bản chất (Eudaimonic Well-being). Tuy nhiên, ở mỗi một độ tuổi, nền văn hóa thì cảm nhận hạnh phúc là khác nhau. Các nghiên cứu cũng đã chỉ rõ có sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc ở những người thuộc nền văn hóa cá nhân so với nền văn hóa cộng đồng. Trên cơ sở đó, luận án đã xác định tiếp cận nghiên cứu đa chiều cạnh về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên, bao gồm hai chiều cạnh đặc trưng hơn cho văn hóa cá nhân là hạnh phúc hưởng lạc (với biến số đại diện là hài lòng với cuộc sống), hạnh phúc bản chất (với biến số đại diện là hạnh phúc tinh thần) và chiều cạnh đặc trưng cho văn hóa cộng đồng, đó là hạnh phúc phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiếp cận nghiên cứu ba chiều cạnh này phù hợp để nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên Việt Nam.

(3) Từ những nghiên cứu tổng quan về các vấn đề gia đình, luận án cũng đã xây dựng được khung lý thuyết các yếu tố có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên đó là: hành vi làm cha mẹ, chất lượng cuộc sống cảm xúc, chất lượng cuộc sống vật chất, gắn kết gia đình, quyền tham gia của con, kiểm soát tâm lý của cha mẹ và mối quan hệ của cha mẹ.

11.2. Về mặt thực tiễn:

(1) Dựa vào nội dung nghiên cứu và tham khảo từ các công cụ của các tác giả đi trước, tác giả luận án đã thích ứng và xây dựng được bộ công cụ nghiên cứu của đề tài. Trong đó bảng hỏi với phương pháp đo lường trọng tâm cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên gồm 28 biến quan sát chia làm 3 bình diện: Hài lòng với cuộc sống, hạnh phúc tinh thần và hạnh phúc phụ thuộc được đánh giá đảm bảo độ tin cậy và độ hiệu lực để đưa vào nghiên cứu.

(2) Luận án đã đánh giá cảm nhận hạnh phúc trên 664 thanh thiếu niên. Kết quả cho thấy cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên Bắc Ninh và Hà Nội đều đạt mức trên trung bình và thể hiện ở cả ba bình diện hài lòng với cuộc sống, hạnh phúc tinh thần và hạnh phúc phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hài lòng cuộc sống ở thanh thiếu niên biểu hiện cao nhất, tiếp đến là hạnh phúc tinh thần và cuối cùng là hạnh phúc phụ thuộc. Cả ba chiều cạnh hạnh phúc trên đều có tương quan chặt chẽ với nhau. Kết quả này đã khẳng định giả thuyết thứ nhất.

 (3) Cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên cũng có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, thứ tự sinh, kiểu gia đình, điều kiện kinh tế gia đình và địa bàn sinh sống. Nam thiếu niên có cảm nhận hạnh phúc tinh thần tốt hơn nữ giới. Thanh thiếu niên đang ở độ tuổi trung học cơ sở, sống trong những gia đình hạt nhân hoặc mở rộng, phần lớn ở thành phố, có điều kiện kinh tế khá giả thì có cảm nhận hạnh phúc tốt hơn những thanh thiếu niên sống ở vùng nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, hoàn cảnh gia đình đặc biệt (cha mẹ ly hôn hoặc ly thân). Bên cạnh đó, kết quả so sánh cũng cho thấy thanh thiếu niên là con út thì có cảm nhận hạnh phúc phụ thuộc cao hơn thanh thiếu niên là con thứ. Kết quả này đã khẳng định giả thuyết thứ hai.

 (4) Các yếu tố gia đình ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên bao gồm: hành vi làm cha mẹ, chất lượng cuộc sống cảm xúc, chất lượng cuộc sống vật chất, gắn kết gia đình, quyền tham gia, kiểm soát tâm lý của cha mẹ và mối quan hệ của cha mẹ. Trong đó, quyền tham gia của thanh thiếu niên vào các công việc và quyết định của gia đình có mức độ ảnh hưởng cao nhất, làm tăng cảm nhận hạnh phúc của các em. Trong khi đó, kiểm soát tâm lý với nghĩa là thiếu tôn trọng và mối quan hệ tiêu cực của cha mẹ  làm giảm cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. Điều này giúp chúng ta có thể khẳng định rằng cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên có liên quan chặt chẽ với các yếu tố gia đình. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định giả thuyết thứ ba của luận án.

(5) Thông qua việc khảo sát biến trung gian. Luận án nhận thấy hành vi làm cha mẹ ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên thông qua biến trung gian là gắn kết gia đình.

(6) Kết quả phân tích trên nhóm thanh thiếu niên có điểm cảm nhận hạnh phúc cao và thấp cho thấy, chất lượng cuộc sống vật chất là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến cảm nhận hạnh phúc của các em. Kết quả này khác biệt so với cả nhóm mẫu 664 thanh thiếu niên khi quyền tham gia vào các công việc và quyết định trong gia đình mới là biến số có ảnh hưởng mạnh nhất. Điều này có nghĩa là, đối với thanh thiếu niên, ngoài quyền được nói lên tiếng nói của mình thì việc đảm bảo một đời sống vật chất tốt cũng có rất nhiều ý nghĩa làm nên hạnh phúc của các em.

(7) Với khung lý thuyết đa tiếp cận, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một điều quan trọng: sự hài hòa trong các mối quan hệ (hạnh phúc phụ thuộc) là yếu tố góp phần lớn nhất vào cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. Điều này tương tự như kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài trên các nhóm mẫu thuộc văn hóa cộng đồng. Kết quả nghiên cứu thực tiễn này đã chứng minh nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc đa tiếp cận có thể là hướng nghiên cứu phù hợp với thanh thiếu niên Việt Nam và có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Từ những kết quả nghiên cứu đề xuất những kiến nghị đối với cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục con cái trong gia đình để nâng cao cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Kết quả nghiên cứu của luận án mở ra những hướng nghiên cứu mới trong tương lai về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gia đình tới cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên.

(i) Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gia đình tới cảm nhận  hạnh phúc của thanh thiếu niên (lứa tuổi đầu, giữa và cuối) để làm rõ mức độ tác động khác nhau (nếu có) của các yếu tố gia đình đến từng giai đoạn lứa tuổi thanh thiếu niên (từ giai đoạn đầu thiếu niên, giai  đoạn giữa đến cuối tuổi thiếu niên khi bắt đầu tuổi trưởng thành).

(ii) Mức độ ảnh hưởng của yếu tố vật chất trong gia đình đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên.

(iii) Nghiên cứu làm rõ yếu tố nào ảnh hưởng theo hướng làm giảm cảm nhận hạnh phúc của nhóm thanh thiếu niên ít hạnh phúc.

(iv) Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạnh phúc phụ thuộc là yếu tố góp phần nhiều nhất vào cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. Vậy, liệu với người trưởng thành hay người cao tuổi, yếu tố nào quan trọng nhất đối với hạnh phúc của họ - hài lòng với cuộc sống hay hài hòa trong các mối quan hệ? Điều này gợi mở cho các nghiên cứu trong tương lai để đánh giá mức độ ảnh hưởng của ba yếu tố thành phần đến hạnh phúc chung của người trưởng thành Việt Nam. Nói cách khác, hướng nghiên cứu tiềm năng là nghiên cứu sự khác biệt văn hóa trong cảm nhận hạnh phúc của nhiều nhóm người Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Đào Lan Hương (2019), “Mối quan hệ giữa sự hỗ trợ và môi trường gia đình với hài lòng với cuộc sống của thanh thiếu niên”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Tâm lý học “Tâm lý học và đạo đức nghề Tâm lý học”, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, tr. 57-68

2. Nguyễn Thị Minh Hằng, Đào Lan Hương (2019), “Hài lòng với cuộc sống của vị thành niên: ảnh hưởng của yếu tố nào từ phía gia đình?”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế về sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam lần thứ V: Hiểu biết về sức khỏe tâm thần ở trường học và cộng đồng, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, tr. 185-197.

3. Đào Lan Hương (2020), “Gắn kết với gia đình và hài lòng với cuộc sống của thanh thiếu niên”, Tạp chí tâm lý học (1), tr. 62-75.

4. Đào Lan Hương, Nguyễn Thị Minh Hằng, Mai Thị Thúy Hảo (2020), “Cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên: một nghiên cứu đa tiếp cận”, Tạp chí Tâm lý học (6), tr. 43-55.

 Thu Giang
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   |